Tô Hoài - trăm năm để lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ít có nhà văn nào có sức lao động bền bỉ như Tô Hoài.
Biết bao năm trôi qua kể từ ngày ông qua đời, mà các tác phẩm từ di cảo của ông cứ lần lượt xuất hiện, gần đây là ba tập mới nhất: Những ký ức không chịu ngủ yên, Người con gái xóm Cung và Giữ gìn 36 phố phường.
Tô Hoài thể hiện khả năng kiểm soát hồi ức của mình, từ chỗ tích lũy những kỷ niệm để biến nó thành những con chữ trên trang giấy. Truyện hay ký, thì chất hiện thực trong những tác phẩm của Tô Hoài vẫn ngồn ngộn. Ngồn ngộn mà nhẹ bẫng.
 Ba tác phẩm mới được ra mắt độc giả của nhà văn Tô Hoài.
Ba tác phẩm mới được ra mắt độc giả của nhà văn Tô Hoài.
Đọc Tô Hoài ta có cảm tưởng như ông viết thật dễ dàng, cứ như ông ngồi trước bàn, chiêm nghiệm lại quá khứ, những cảnh, những người, đã lướt qua đời ông, rồi cứ thế những hình, những ảnh ấy tự hóa thành chữ, cứ hiện ra trên trang giấy.
Sự nhè nhàng ấy chỉ đạt được đến sự điêu luyện qua quá trình rèn giũa lâu dài từ lúc mới bắt đầu cầm bút.
Ở Tô Hoài không có sự cầu kỳ về chữ. Không hoa mỹ mà cũng không lãnh đạm, giống như cách một câu chuyện được kể bằng giọng điềm nhiên, nhấn nha. Văn Tô Hoài là thứ văn không thể đọc vội vàng, nó ngấm từng chút một, trở thành một thứ rượu cứ ngỡ là nhẹ độ mà khiến ta say.
Sự hấp dẫn này đến từ một cuộc đời vất ngang qua hai thế kỷ, với những tư liệu phong phú biến thành chất liệu quý giá để ông hình thành nên những tác phẩm của mình.
Đặc sắc nhất trong sự nghiệp Tô Hoài vẫn là thể ký. Trong thể loại này, Tô Hoài đã thể hiện khả năng quan sát của mình, vừa nghiêm túc, vừa dí dỏm, ông nhìn lại quá khứ, ghi nhận lại những chuyện hôm qua, hiện thực mà như một câu chuyện cổ tích được truyền miệng được lưu truyền trong dân gian, trở thành một kết cấu vừa hư vừa thực.
Độc giả sẽ nhận ra rằng mình thường xuyên bị đánh bẫy bởi Tô Hoài, sự xóa nhòa ranh giới hư cấu trong sáng tác của ông khiến ta không thôi nghĩ ngợi để đi tìm giữa những ngỗn ngang chữ nghĩa và sự kiện kia một mẩu hình của sự thật.
Tô Hoài là người sót lại của một thời, chứng nhân của những dấu móc trong lịch sử dân tộc mà khó có ai có thể kể lại. Vượt ra ngoài phạm vi của một tác phẩm văn học, sáng tác của Tô Hoài trở thành dữ liệu, dẫu dữ liệu ấy phủ một lớp sương mờ, tựa hồ như một câu chuyện dã sử.
Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài không chỉ có Dế Mèn phiêu lưu ký.
Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài không chỉ có Dế Mèn phiêu lưu ký.
Những gì Tô Hoài làm được cho thời đại mình chính là lời chứng của một chứng nhân, tủm tỉm chuyện trò cùng thế hệ hôm nay câu chuyện của hôm qua.
Thời cuộc. Biến động. Thăng trầm. Chính Tô Hoài đã góp nhặt, gìn giữ lấy, một chút hương xưa, một âm thanh vọng về từ quá khứ, một khung cảnh thoảng qua, một cái nhìn thực tại.
Cùng với thời gian, văn chương Tô Hoài cũng đứng trước những thách thức về sự tồn tại của nó. Đó là sự công bằng tất yếu trong quá trình phi huyền thoại hóa của một bậc đại thụ văn học, và đến lúc ấy, những gì còn lại ở Tô Hoài chính là bóng hình của dĩ vãng mà ông từng sống trong đó. 
Nữ Lâm (newzing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.