Tình thơ nối nhịp cầu văn hóa Việt - Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách đây 10 năm, cuộc thi Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần đầu tiên do Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức năm 2007.

 Lễ trao giải cuộc thi thơ haiku lần thứ 6
Lễ trao giải cuộc thi thơ haiku lần thứ 6



Lần lượt hai năm một lần, đến nay trải qua 6 mùa giải, cuộc thi thơ haiku đã thu hút khá đông người làm thơ, trong đó có nhiều nhà thơ chuyên nghiệp, trở thành nhịp cầu văn hóa độc đáo giữa hai dân tộc ở phương Đông.

PGS-TS Đoàn Lê Giang là chuyên gia về văn học Nhật Bản, gắn bó với cuộc thi thơ haiku Việt - Nhật 10 năm qua trên cương vị tổ chức lẫn giám khảo, cho biết: “Thơ haiku đã đi vào cuộc sống người Việt. Nó được giảng ở trường phổ thông, ở các khoa Nhật Bản học và nhất là các khoa Văn của đại học; nó được sáng tác tại các CLB ở Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác. Thơ haiku cũng xuất hiện trên báo và được xuất bản thành từng tập. Thơ haiku ở Việt Nam là cầu nối để hiểu văn hóa Nhật Bản, nhưng không chỉ có thế, thơ haiku được chấp nhận vì nó còn bổ sung cho người Việt Nam một phương tiện để thể hiện tâm hồn mình, sự suy tư và cách nhìn riêng về thế giới”.

Giống như thơ lục bát của Việt Nam, haiku là thể thơ truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên, khác với sự chặt chẽ về niêm luật, vần điệu của lục bát, haiku là thể thơ ngắn chỉ có tối đa 17 âm tiết (5-7-5), tự do không phụ thuộc vào vần điệu nên dễ làm, dễ phổ biến và đã lan tỏa đến nhiều nước trên thế giới. Đọc thơ haiku Việt, chúng ta thấy hiện lên trong đó tâm hồn, tính cách, đời sống thiên nhiên và văn hóa Việt và thơ chỉ còn là phương tiện chuyển tải. Chẳng hạn bài haiku của tác giả Nguyễn Hoàng Anh: Đêm Gò Dưa/Ếch nhái yêu đương/Côn trùng chơi nhạc Trịnh… Đây là bài haiku đoạt giải khuyến khích trong số 704 bài dự thi lần thứ 6 vừa qua. Gò Dưa là nghĩa trang có mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ở đó không chỉ là nơi yên nghỉ của người đã khuất mà đêm đêm còn cất lên những bản nhạc thiên nhiên của sự sống nhỏ bé đang sinh sôi nảy nở.


Và đây là bài haiku đoạt giải nhì của nhà thơ quen thuộc Xuân Trường gốc Quảng, thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và tình cảm người Việt đau đáu nỗi tha hương: Mây bay đỉnh núi/Bìm bịp gom chiều/Tiếng mẹ quê xa. Một bức tranh quê quen thuộc đẹp đến nao lòng!

Khác với Xuân Trường, tác giả trẻ Nguyễn Huy Hoàng có góc nhìn và phát hiện khác lạ về đời sống phố thị Sài Gòn hiện đại, với bài haiku cùng đoạt giải nhì: Đường xe kẹt cứng/Vương trên tay lái/Một bông điệp vàng. Giữa không gian tưởng chừng ngộp thở ấy vẫn hiện diện cái đẹp lặng lẽ của bông điệp vàng. Cái hay của haiku chính là những khoảnh khắc tinh tế và sự liên tưởng, phát hiện bất ngờ. Như bài thơ cùng đoạt giải nhì của tác giả Đoàn Văn Tiềm ở Phú Thọ, khi nhìn vầng trăng đang soi mình trên dòng sông: Chảy giữa hai vầng trăng/Một dòng sông/Dát bạc.

Tác giả đoạt giải nhất cuộc thi haiku lần thứ 6 là nhà thơ Hà Thiên Sơn, đồng thời cũng là tiến sĩ triết học đang giảng dạy tại TPHCM, với chùm 3 bài: Làng chài/Người không về/Lưới cá phơi sương; bài 2: Bão đến/Thuyền gối bãi/Con mắt không khép; bài 3: Chuông gió/Em đến thăm/Suốt đêm không ngủ. Nhận xét về chùm thơ Hà Thiên Sơn, Trưởng ban giám khảo Đoàn Lê Giang cho rằng: “Những hình ảnh trong thơ anh có sức ám ảnh mạnh mẽ: con mắt thuyền thao thức trong cơn bão, lưới cá phơi sương chờ người đánh cá trở về, tiếng chuông gió reo trong đêm tình yêu. Hình ảnh chắt lọc, ngôn từ đẹp đẽ, thi pháp haiku được tuân thủ chặt chẽ, mà tình và cảnh rất Việt Nam. Thơ haiku của Hà Thiên Sơn là bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng Việt hóa một thể thơ đến từ Nhật Bản”.

Cuộc thi Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần thứ 6 vừa công bố kết quả và trao giải cuối tháng 12-2017. Giải nhất được trao cho tác giả Hà Thiên Sơn; 3 giải nhì: Nguyễn Huy Hoàng, Đoàn Văn Tiềm, Xuân Trường; 8 giải khuyến khích. Cuộc thi haiku lần thứ 7 sẽ diễn ra vào năm 2019.


Phan Hoàng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…