Tình thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không nhìn thấy được, không sờ chạm được nhưng sợi dây tình thân từ trong huyết quản gắn kết những người trong gia đình, họ tộc lại với nhau và như chim có tổ, con người dù đi đâu cũng nhớ về nguồn cội. Tình thân là một phần trong những gắn kết quan trọng của mỗi người với quê hương, đất nước.
Những mối thâm tình đầu tiên mà một người có được là với mẹ cha, với anh chị em ruột thịt. Cùng với gia đình nhỏ này là một gia đình lớn với ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, anh chị em họ; rộng hơn nữa là những người có quan hệ họ hàng thân thuộc gần xa. Những mối tình thân ấy gắn kết mỗi người chúng ta trong một mối ràng buộc với đầy yêu thương và trách nhiệm. Và chính trong những gắn bó ấy mà chúng ta có thể sống vui tươi, hạnh phúc, tin yêu. Những ân tình mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu thật không có biển sâu, núi cao nào sánh được. Trong một gia đình truyền thống của người Việt Nam, “tam đại” hay “tứ đại đồng đường” là một hạnh phúc lớn lao. Ở đó, những người già được con cháu chăm sóc, con cháu nhỏ được ông bà giúp ẵm bồng, dạy dỗ, tạo nên một nếp nhà ấm êm đáng quý.
Một gia đình đầm ấm với người mẹ luôn ân cần chăm sóc, lo toan từ miếng ăn, giấc ngủ cho đàn con; một người cha mạnh mẽ, vững chãi với những đứa con thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau luôn là hình ảnh mơ ước. Những bữa cơm cả nhà ngồi quây quần bên nhau luôn là một điều gợi thương nhớ cho những ai xa nhà, dù chỉ là những món ăn đạm bạc của quê nghèo. Trong ký ức của những đứa con khi trưởng thành, có lẽ đậm nét nhất là hình ảnh người cha, người mẹ luôn bên con trong lúc khó khăn nhất như ốm đau hay buồn khổ. Yêu thương ấy sẽ theo những đứa con đến lớn khôn và sẽ là một niềm đau đáu khôn nguôi khi những ngày tháng êm đềm đã đi vào dĩ vãng.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Với những người vì hoàn cảnh phải xa rời tình thân thì nỗi đau đáu cả đời là tìm lại được người thân bị thất lạc. Cái sợi dây tình thân ấy thiêng liêng đến mức dù đã có tất cả: một gia đình mới yêu thương, một cuộc sống đầy đủ về mọi mặt thì cái lỗ hổng vì thiếu vắng tình thân vẫn không gì có thể lấp đầy. Nhiều chương trình thiện nguyện được lập ra để giúp những người này. Đôi mắt buồn của họ, câu chuyện đầy nước mắt của họ khi phải xa rời người thân thật là ám ảnh. Rồi ánh mắt họ sáng lên, nụ cười trở lại trong hạnh phúc vỡ òa khi gặp lại người thân khiến những người theo dõi cũng rưng rưng xúc động.
Thời gian đã làm mái tóc mẹ cha bạc màu và những đứa con lớn dần lên. Rồi như chú chim non đủ lông cánh, các con rời xa cha mẹ để xây cho mình những tổ ấm mới. Ngôi nhà xưa vẫn luôn là nơi đi về, là nơi con cháu tụ họp bên ông bà, cha mẹ. Nhưng rồi cha mẹ mỗi ngày một già yếu và đành rời xa con cháu để đi vào thế giới vĩnh hằng. Thiếu người cha, người mẹ làm cây cao bóng cả chở che, những gắn kết trong gia đình lớn có còn bền chặt hay không phụ thuộc rất nhiều vào từng thành viên của nó. Trong thực tế, nhiều gia đình có những gắn kết vô cùng khăng khít, hỗ trợ, quan tâm lẫn nhau tạo nên một bức tranh gia đình lớn rất đáng ngưỡng mộ. Để có được điều này, ngoài tình cảm tự nhiên của những người cùng máu mủ dành cho nhau còn là sự nhường nhịn, hy sinh, mỗi người bớt cái tôi một chút để giữ được sự hòa thuận, ấm êm. Hạnh phúc của những gia đình này thật không tiền bạc nào mua được, và hẳn cha mẹ của họ đã được ngậm cười nơi chín suối.
Cũng có nhiều trường hợp, người con khi có gia đình riêng vì những mối quan tâm mới, những lo toan riêng và những tác động khác trong cuộc sống đã không còn sự gần gũi, gắn kết với gia đình. Tình thân nếu không được giữ gìn, vun đắp thì cũng sẽ trở nên nhạt nhòa. Thực tế có nhiều người vì quyền lợi cá nhân mà có hành xử không đúng với người thân, dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Có những đứa con không trọng ân nghĩa sinh thành dưỡng dục mà làm điều trái đạo lý khiến cha mẹ buồn lòng. Có những tình thân phai mờ đến mức anh chị em hầu như không còn mối quan tâm dành cho nhau, thậm chí còn ghét bỏ nhau. Những câu chuyện như vậy chúng ta vẫn đôi lúc được nghe. Điều đó thật đáng buồn!
Cũng như mọi mối quan hệ khác, tình thân cần được vun đắp, xây dựng để có thể bền vững và ấm áp. Vun đắp cho tình thân là góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc cũng như giúp cho một xã hội tốt đẹp hơn.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null