Tìm tri âm…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tuy có rất nhiều bạn bè nhưng tôi không hẳn là người có lối sống hướng ngoại. Dạo gần đây lại hay trầm lặng dù không chủ ý đẩy mình vào những khoảng trống của nghĩ suy. Có vẻ như càng trưởng thành, con người ta lại càng muốn sống đơn thuần và nghĩ đơn giản hơn, cũng không còn cố tỏ bày tâm trí với nhiều người. Tôi không cho đó là sự xa cách. Vì dù có thân thiết mấy thì ai cũng cần chút gì riêng tây. Dẫu vậy, trong sâu thẳm vẫn mong có người hiểu mình.
Tôi vẫn biết, có được một người bầu bạn đã khó, tìm thấy tri âm lại càng khó hơn. Ngày còn theo học Khoa Văn Đại học Quy Nhơn, tôi đã biết đến tích xưa kể chuyện tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Bạn mà thấu cả tâm can! Tôi cũng từng mơ ước có một người hiểu tiếng lòng tôi. Nhưng cuộc đời cứ “hội ngộ rồi chia ly” nên được mấy người ở lại?
Nói về “tri âm” thì cần phải sâu lắm, tinh lắm. Tôi may mắn có một, hai người bạn như thế, không phải quyến luyến mong chờ như tình nhân nhưng lại đi sâu vào tâm hồn tôi như một cuộc hạnh ngộ đích thực giữa bộn bề cuộc sống. Bên họ, tôi không cần phân bua mà vẫn được thấu suốt.
Phải chăng bạn tri âm chính là tấm gương để ta soi mình. Họ nhắc bảo tôi sống có ích mỗi ngày, giúp tôi chín chắn hơn trong nhận thức với những góp ý chân thành mà không suồng sã. Đó là một mối quan hệ không ràng buộc, không giáo điều, không phô trương.
Hay nhất là họ không chỉ chia bớt giúp tôi những nỗi khắc khoải thường nhật mà còn luôn sẵn lòng chia vui khi nhìn thấy tôi thật sự có bước chuyển mình. Cuộc đời này, ngay đến sự chia vui cũng cần có thời gian luyện rèn như thế.
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Có những yêu thương không lời như một trái tim ấm nồng mà câm lặng, thật đáng trân quý biết bao. Bạn tri âm là vậy! Những ngày tĩnh lặng, chỉ muốn ngồi gần, nhìn tri âm của mình, không nói gì mà hiểu hết những gì… Càng thêm một tuổi, càng cảm thức được những vật ngoài thân cứ xa dần, bản thể mỗi người trống rỗng dần, trái tim tình si rồi cũng nhạt bớt, chỉ có tri âm là vĩnh viễn.
Tôi đã từng nghe một nhà thơ nói rằng: “Tri âm là sống có tình với nhau”. Quả không sai! Nhịp sống gấp gáp, con người ta bộn bề đủ thứ việc trên đời, nếu không chú tâm gửi cái tình vào nhau thì sao có thể tĩnh tại lắng nghe để hiểu nhau, chậm rãi đồng cảm và quan trọng nhất là không bao giờ chê bai, phụ rẫy nhau.
Tìm được tri âm như tìm được một cuốn sách hay vậy. Ở bên cạnh một người chịu lắng nghe và thấu hiểu mình, tôi bỗng thấy mình may mắn vô cùng, cảm giác ấy chẳng khác nào mỗi ngày đọc được một cuốn sách thú vị và bổ ích.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe đâu đó lời vãn than: Cuộc đời bạc bẽo! Riêng tôi lại nghĩ cuộc đời không bạc bẽo, chỉ là chúng ta chưa nhìn ra được tình thương mến quanh mình, chưa tìm được một tri âm để “mặn mà” với nhau.
Tôi vẫn tin vào nhân duyên của vũ trụ, đó là “sợi nhớ sợi thương” để người này gặp người kia, người kia hiểu người nọ…
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…