Tiễn mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi tôi quay trở lại, quán cà phê cũ đã thay bảng hiệu mới. Không còn người chủ quen biết, mái tóc dài đậm chất nghệ sĩ, rành sở thích của vị khách thường đi một mình, luôn mang theo vài cuốn sách, ly cà phê đen thật ít đường, nhạc Trịnh thời kỳ đầu là tôi nữa.
Cô chủ trẻ đón tôi bằng cái nhìn ngạc nhiên. Dĩ nhiên là tôi cũng ngơ ngác trước không gian đã khác của những gì thuộc về một phần kỷ niệm. Tôi cảm thấy tiếc khi không tìm được một hình ảnh từng quen nào còn sót lại. Bức chân dung của nhạc sĩ tài hoa. Gờ đá xanh đầy rêu lún phún. Chiếc chuông gió leng keng treo ở bức rèm trúc. Và bàn ghế, ly tách và kiểu cách phục vụ của nhân viên cũng khác xưa. Để phù hợp thị hiếu và lứa tuổi hay đấy là minh chứng cho sự đổi thay khi thời gian như cơn lốc vô tình cuốn qua cuộc đời mỗi người.
Độ cuối năm ở thành phố này cũng bắt đầu những làn nắng lạnh. Gió se sắt phả đầy quãng phố, hút qua rèm cửa, mang theo hơi sương... Hình như có tiếng chim gọi bầy ríu ran sau tán lá non xanh mé đường. Hình như bước chân người đi về vội vã hơn. Và sự dịch chuyển của mặt trời, màn đêm cũng có gì gấp gáp. Bởi vừa tinh mơ đã tối mịt, bởi vừa nắng dịu đã đêm mưa? Tôi đã lắng nghe sự vận động của đất trời và tự kiểm đếm, vận hành trong tâm trạng về những gì đã trải nghiệm cả những dự định mai này cũng cần sắp đặt. Tôi chợt mỉm cười vì cái suy nghĩ ngớ ngẩn vừa lướt qua, để vẹn nguyên cảm xúc, tôi đón đợi âm thanh quen thuộc xung quanh, đã từ lâu như là một phần của cuộc sống.
Tôi lại nghĩ về những ngày dịch Covid-19 căng thẳng nhất, quán cà phê quen và ông chủ nghệ sĩ, mê nhạc Trịnh. Nghe đâu ông đã về quê, một trang trại rộng rãi ở Kbang. Tôi lại nghĩ về lũ chim thường bay về làm tổ trên tháp chuông nhà thờ. Bọn chúng có cảm giác bồn chồn sợ hãi như con người trước thông tin về dịch bệnh không nhỉ? Hình như trong suốt những ngày tháng đớn đau, mất mát ấy, tất cả đều lặng im, nhưng sự đổi thay vẫn luôn tiếp diễn như những nhịp chuông ngân vang vào từng giờ, khắc để báo hiệu sự thay đổi của một con người. Có thể họ sẽ an bài, sống một đời sống khác, tuyệt vời hơn, ở một thế giới khác. Và dù sự thay đổi nào, bao giờ tiếng chuông cũng mang đến một cảm giác thật khó tả: Không quá buồn nhưng cũng không thực sự dễ chịu, cứ gieo vào lòng khi hối thúc, khi nức nở.
Tôi đã vô tình bị ám ảnh bởi âm thanh ấy giữa xô bồ những tiếng còi xe cứu thương hú gọi. Thời khắc bất chợt nghe âm thanh này, lạ thay khiến lòng người dậy lên bao tha thiết với cuộc đời, ngay khi còn có thể.
Phố núi giờ này chừng như say giấc. Những con đường nằm im thiêm thiếp trong hơi lạnh, trong xao xác tiếng lá rơi đầy hè phố. Ở nơi Phố núi, đặc trưng là sương mù thường phủ choàng cây lá bên sườn dốc co ro. Nơi những con đường dẫn ra ngoại ô thênh thang, đầy cỏ, chạy dài, những nương rẫy trập trùng, xanh ngút mắt. Ở nơi đó có những con người tôi đã quen thân, cả những người vừa gặp nhau mà ngỡ biết nhau từ lâu bởi cái tình cảm chân thành và hào sảng.
Năm 2021 sắp trôi qua. Một năm ta quen với những thông tin được mặc định rằng cần phải như thế này, phải như thế kia để phòng-chống dịch. Một năm hình như chiếc khẩu trang luôn gắn liền với khuôn mặt, nụ cười chỉ lộ qua ánh mắt. Một năm ta đã biết yêu thương đến nhau nhiều hơn dẫu khoảng cách giao tiếp có thể xa hơn. Năm 2021 khiến trái tim con người đôi khi căng phồng, tự kìm lại không muốn để nó đập nhanh bởi sợ hãi khi đối diện với thông tin không tốt. Khi chúng ta đã có rất nhiều cuộc hẹn với bản thân, với những yêu thương… nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cứ chần chừ, do dự... Cuối năm rồi, đừng hẹn lần hẹn lữa nữa, hãy thực hiện điều mong ước của mình!
Những tờ lịch cuối cùng của năm cũ sắp rơi, chặng đường phía trước rộng mở, chào đón. Ngắm những hàng cây trầm tư bên phố, tôi chợt  mỉm cười khi nghĩ đến những thay đổi tích cực vào năm sau. Những con đường dang tay đón đợi, gợi nhớ những khuôn mặt bạn bè đầy yêu thương gắn bó.
SƠN TRẦN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.