Thưởng lãm 'Netsuke - Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoảng 65 tác phẩm khắc gỗ của các nghệ nhân Nhật Bản sẽ được giới thiệu tới công chúng Thủ đô tại triển lãm mỹ thuật “Netsuke - Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại”.
 Hình ảnh một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: BTC)
Hình ảnh một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: BTC)
Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 24-1 đến 15-3 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (số 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Theo thông tin từ ban tổ chức, netsuke là một loại nút buộc khóa đầu dây, được sử dụng phổ biến vào thời Edo (1603-1868), để giữ cho các vật dụng cá nhân (như túi tiền, túi đựng thuốc…) không bị rơi ra khỏi đai kimono.
Sau đó, khi Âu phục du nhập vào Nhật Bản thời Minh Trị (1868-1911), văn hóa sử dụng netsuke cũng dần biến mất trong đời sống thường nhật của người dân đất nước Mặt Trời mọc. Tuy nhiên, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, một dòng sản phẩm mới (gọi là netsuke đương đại) mang những hình dáng và chứa đựng những cảm xúc và ý tưởng mới lạ xuất hiện.
“Triển lãm lần này tập trung giới thiệu những tác phẩm như vậy. Chúng tôi hy vọng khán giả sẽ cảm nhận được sự tinh tế, khéo léo của các nghệ nhân, sự ấm áp của gỗ, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian và tính ứng dụng của các tác phẩm netsuke. Chúng tôi cũng hy vọng, trong hành trình của mình, netsuke sẽ đảm nhận một vai trò mới - vai trò kết nối Nhật Bản với thế giới”- đại diện ban tổ chức chia sẻ.
Chương trình do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2018).
An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.