Thương học trò nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm học mới bắt đầu cũng là lúc mùa mưa bão kéo về. Mưa dầm dề từ ngày này sang ngày khác. Bầu trời khi nào cũng sùm sụp một màu xám xịt. Thương cho bông lúa dưới đồng đổ nghiêng, cây mì, cây bắp úng nước. Thương cho lũ trò nhỏ đội mưa đến lớp.
Học trò trường làng tại huyện Krông Pa phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, gia đình đông anh chị em và đều ở tuổi đến trường. Cứ vào đầu năm học, nỗi lo quần áo, sách vở hằn lên mắt cha mẹ. Mùa mưa, nương rẫy ướt sũng chẳng làm gì được. Gặp bữa trời mưa to, thể nào lớp cũng có nhiều em vắng học. Còn trời mưa nhỏ thì các em chỉ đội trên đầu chiếc mũ vải cứ thế đạp xe đến trường. Nhiều hôm đến lớp, trời lạnh ngắt mà các em bật quạt vù vù, bảo cho nhanh khô quần áo. Đã nhiều lần tôi dặn các em phải chuẩn bị áo mưa để bảo vệ sức khỏe. Chúng chỉ vâng dạ rồi đâu lại vào đấy. Học trò người dân tộc thiểu số hiền lành, nhút nhát, ít khi dám bày tỏ lòng mình. Chỉ khi cô giáo hỏi đến các em mới ngập ngừng bày tỏ: “Nhà em không có áo mưa”. Những lúc ấy, lòng tôi không khỏi thương cảm khi cái đói cái nghèo còn bủa vây con trẻ.
Có vào nhà các em mới biết, quả là khó khăn thật. Bữa ăn mùa mưa chỉ có cơm, canh rau trong vườn và chén muối ớt, thi thoảng thêm vài con cá khô. Thế mà lũ nhỏ vẫn ăn uống ngon lành. Cuộc sống lúc bình thường đã khó khăn, thời buổi dịch giã lại càng khó khăn gấp bội. Nhiều gia đình không có ruộng rẫy, chỉ thu nhập từ việc làm thuê thì vô cùng vất vả.
Những năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học thì công tác duy trì sĩ số được các trường đặc biệt quan tâm. Lớp tôi chủ nhiệm, buổi học đầu tiên, có học sinh chưa ra lớp. Tôi nhờ các bạn gần nhà nhắn gọi vì sợ em không biết lịch học. Nhưng không phải vì thế, em không có quần áo đi học. Nghe tin, tôi liền vào tận nhà hỏi thăm. Chiều mưa, ngõ nhỏ vào nhà em lầy lội. Bố mẹ em đã già, nói không có tiền mua quần áo cho con vì “nhà đầu tư” họ không đưa tiền. Tôi hiểu ngay “nhà đầu tư” là những người mua “mì non”. Đến mùa, họ đầu tư phân bón, cây giống, cho ứng trước tiền để chi tiêu rồi sau đó gia đình phải bán mì cho họ với giá thỏa thuận từ trước, đương nhiên là rẻ hơn nhiều so với giá thị trường. Năm nay mất mùa, họ cũng không mặn mà gì. Biết được hoàn cảnh của em, tôi nói ngày mai sẽ tặng em một bộ đồ đi học. Em vui mừng cảm ơn tôi và hứa sẽ ra lớp.
Để phần nào giúp đỡ các em, tôi và bạn bè thường xuyên quyên góp quần áo hoặc đồ dùng đã qua sử dụng nhưng vẫn còn dùng tốt. Hội Liên hiệp phụ nữ xã tổ chức những “Gian hàng 0 đồng” nhằm giúp đỡ bà con trong buôn bớt những khó khăn. Các thầy cô trong trường cũng góp tiền mua xe đạp cho học sinh, tạo nguồn xe đạp dùng chung. Đầu năm học, những em nhà xa không có xe đều được mượn, cuối năm trả lại. Ngoài sự chia sẻ về vật chất, để nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường còn phân công giáo viên kèm cặp những học sinh có học lực yếu, mồ côi cha, mẹ để các em có thêm kiến thức, nguồn động viên vươn lên trong học tập.
Yêu thương trao đi, yêu thương nhận lại. Tình cảm thầy trò thân lại thêm thân. Thầy cô luôn nỗ lực hết lòng vì học sinh thân yêu để không có em nào bị bỏ lại phía sau, nhất là trong những lúc dịch bệnh khó khăn này. Ngoài trời mưa vẫn rơi nhưng lòng tôi lại vô cùng ấm áp, bởi những sẻ chia nho nhỏ như thế!
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.