Thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc xuất hiện trên thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đến các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược, phòng y tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn về thuốc Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, ngày 4-10-2024, Sở Y tế Hà Nội nhận được công văn số 3345/QLD-CL của Cục Quản lý Dược thông báo thuốc Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

7c505c79115ca802f14d-1477.jpg
Hình ảnh thuốc kháng sinh Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh/Nguồn: baotintuc.vn

Trên nhãn ghi: Zinnat tablets 500mg; nhãn bao bì ngoài của thuốc không tuân thủ các quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18-1-2018 của Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2023/TT-BYT ngày 30-11-2023 của Bộ Y tế).

Cụ thể, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn thuốc không được ghi bằng tiếng Việt; không có thông tin nhà nhập khẩu; không có số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu.

Được biết, các mẫu thuốc trên được phát hiện tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (các nhà thuốc xung quanh khu vực Bệnh viện Chợ Rẫy), TP. Cần Thơ, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Tiền Giang.

Ngoài yêu cầu các cơ sở y tế, bán buôn, bán lẻ thuốc không kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, Sở Y tế Hà Nội còn khuyến cáo người dân thông tin đến đường dây nóng của Sở về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ ngay khi phát hiện.

Cùng với đó, phòng y tế các quận, huyện, thị xã tiếp nhận thông tin từ cơ sở, phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc thuốc Zinnat tablets 500mg nêu trên, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.