Thu hồi loại thuốc kháng viêm được bán phổ biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Loại thuốc bị thu hồi đăng ký lưu hành chứa thành phần corticosteroid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch... sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam là viên nén Prednison 5mg; số GĐKLH: GC-298-18.

Nguyên nhân thuốc Prednison 5mg bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam do cơ sở đăng ký thuốc đề nghị tự nguyện thu hồi.

Thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc Prednison 5mg

Thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc Prednison 5mg

Theo Cục Quản lý Dược, viên nén Prednison 5mg do Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (số 4, đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đăng ký và được sản xuất tại Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm (đường Vũ Trọng Phụng, khóm Thạnh An, phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Quyết định cũng nêu rõ thuốc được sản xuất trước ngày quyết định này có hiệu lực được phép lưu hành đến hết hạn dùng của thuốc. Cơ sở đăng ký, sản xuất thuốc có trách nhiệm theo dõi và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành.

Thuốc Prednisone 5mg là một loại corticosteroid được sử dụng nhằm thay thế cho steroid tự nhiên ở cơ thể. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, với các tình trạng như: viêm khớp, rối loạn máu, các vấn đề hô hấp, bệnh về da, mắt và rối loạn hệ thống miễn dịch...

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.