Thơm nồi nước xông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mưa. Mẹ ngó ra ngoài trời xám xịt bảo: “Áp thấp đấy, chắc phải mưa đến dăm hôm”. Chị gái đi ship hàng về, vừa cởi áo mưa ra treo vừa hắt xì liền mấy cái. Mẹ liền nhắc lau cho khô người kẻo cảm lạnh, mưa gió thế này mà cứ đi thế ốm thì khổ. Chị nói: “Mưa thế này người ta lười đi mua hàng nên mình mới phải ship, có ship thì mới giữ được khách chứ mẹ. Mà con đau đầu quá, chắc cảm rồi. Giờ mà có nồi nước lá xông là đã nhất”.
Mẹ nhìn trời rồi lui cui đội nón đi hái lá bạch đàn. Cây bạch đàn ở ngay bên trường mẹ dạy, chỉ đi tầm vài chục bước là tới. Mẹ bảo lá bạch đàn có nhiều tinh dầu thơm, xua được bệnh cảm. Thế nên lần nào nấu nước xông, mẹ cũng phải tìm được vài nắm lá bạch đàn.
Ngoài lá bạch đàn phải đi kiếm, còn lại lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu… có sẵn trong vườn, chỉ cần đảo một vòng là đã có một rổ lá thơm. Rồi lại thêm một đỗi lục cục, mẹ lục trên giàn bếp ra những vỏ bưởi, vỏ cam đã hong khô rồi đem rửa sạch cho vào cái xoong nhôm chỉ dùng riêng cho việc nấu nước xông. Xong đâu đấy, mẹ mới bắt đầu nhóm bếp. Mặc dầu nhà có bếp gas nhưng mẹ vẫn muốn có thêm một cái bếp củi để nấu nước, hầm đồ ăn hay luộc khoai, luộc bắp. Bố chiều lòng mẹ làm thêm một chái bếp nhỏ sau nhà. Bếp bắt đầu đỏ lửa, mẹ lại te tái đi tìm nhánh gừng để đập dập cho vào nồi nước. Mẹ bảo gừng ấm, xua được tính hàn của người cảm lạnh. Có phải vì những tỉ mẩn riêng rẽ thế không mà nồi nước lá xông của mẹ bao giờ cũng rất thơm và hiệu nghiệm.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Mùi thơm bắt đầu bốc lên theo khói khi nồi nước lá sôi lục bục, mẹ khều lửa cho liu riu lại như kho cá chứ không để nước sôi bùng lên. Lúc này, nước chỉ cần giữ nguyên nhiệt độ sôi để rút hết các chất tinh dầu của lá. Mẹ lại vội vàng lên phòng, đóng kín các cửa, trải một tờ báo hay miếng bìa cứng vào giữa giường, lấy chăn, khăn bông ra để sẵn rồi gọi chị vào phòng chuẩn bị xông. Tôi ít khi bị cảm, nhưng lần nào bị cảm lạnh do đi mưa hay gió rét về, chỉ cần một nồi nước xông của mẹ mọi mỏi mệt đều bay biến. Người ốm chỉ cần ngồi trùm chăn với nồi nước lá, mở lệch vung dần cho hơi nóng thoát ra, không nên hấp tấp mở hết vung ra vì hơi nóng có thể làm bỏng người. Cách xông gần như người Nhật tắm hơi, cứ mồ hôi ra thì lại chậm khăn, hơi ấm ít dần thì lấy đũa để đảo lá lên. Mồ hôi thoát ra được hết thì lau khô người rồi ủ ấm lại. Sau khi xông, chỉ cần nằm ngủ một giấc, dậy thấy mẹ đã chuẩn bị sẵn tô cháo trứng hay cháo thịt bằm là cảm giác khỏe khoắn đã trở lại.
Chỉ là một nồi nước lá, ai ốm thì được xông. Còn những đứa không ốm đau thể nào cũng được mẹ lấy nồi nước xông ra pha cho tắm. Cái mùi hương của nồi nước lá ấy khiến người tắm cũng nhẹ nhõm đôi phần. Chị gái bảo, chỉ có mẹ nấu nồi nước lá mới đủ mùi đủ vị để đánh bay cơn cảm lạnh. Chứ chị ở phố, mua sẵn mớ lá vẫn chả thấy đủ vị, đủ mùi. Dường như nồi nước lá xông của mẹ có cả mùi khói, có cả sự lo lắng yêu thương gửi vào trong đó nên chỉ cần nhắm mắt lại là cơn bệnh sẽ phải lùi xa…
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.