Thơ Bút Biển: Về quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- "Về quê" là một bài thơ đầy nỗi niềm của nhà thơ Bút Biển khi trở về thăm quê. Khung cảnh xưa còn đó nhưng nay đã thiếu vắng bóng hình thân thương của Mẹ...

Minh họa: THỦY NGỌC

Minh họa: THỦY NGỌC

Ngõ nhỏ thân quen đón bước con về

Mơ chia sớt những bộn bề đất khách

Đã khác rồi khi bê tông tường gạch

Thay mái tranh xưa ướt dột mưa mùa.


Chẳng còn ai ngồi quạt nắng trưa

Mẹ ta đã nương mây về cõi Phật

Đất không phụ người, người luôn nhớ đất

Nên chân con thân thuộc một nẻo về.


Có nơi nào yên bình như ở đêm quê

Con thao thức mà không chờ giấc ngủ

Mong gặp được những điều xưa cũ

Mà còn đâu... chỉ những canh gà.


Với vầng trăng và văng vẳng trong xa

Câu hát ầu ơ... ngày xưa mẹ ru cháu

Vọng đến giờ lòng con buồn đến nẫu

Nhớ về quê, quê là mẹ đây mà!

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.