Theo những mùa hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong hành trình khám phá những mùa hoa, ta mải miết khi gặp từng cụm hoa cà phê trắng như tuyết tỏa hương thơm ngào ngạt phủ kín ngọn đồi đẫm ướt sương đêm ngoại ô Phố núi. Ta mơ màng cùng mùa hạ dốc phố với cánh hoa bằng lăng trong gió. Ta thênh thang khi ngắm những chùm hoa muồng vàng cánh mềm mại, nở từng chụm e ấp rực rỡ, lấp lánh như gói cả một trời thu. 
Ta an ủi, vỗ về giữa mùa đông se sắt bởi đóa dã quỳ vàng mơ. Cùng với sự chuyển giao của trời đất qua các mùa trong năm, những mùa hoa ở xứ này cũng thay hương đổi sắc bao lần. Nếu đã từng đắm mình trong bất cứ mùa hoa nào ở mảnh đất thần tiên này, chắc hẳn ai rồi cũng sẽ bị gây thương nhớ mà nếu không đi qua hết những mùa hoa ấy thì thật tiếc nuối vô cùng.
Riêng với bà tôi, có một mùa hoa không bao giờ nhạt mờ trong muôn vàn sắc hoa trên mảnh đất Tây Nguyên này, ấy là mùa hoa cộng sản. Giống như dã quỳ, cây cộng sản cũng là loài cây “di cư” thường mọc ở bãi đất trống, ven đường, theo lối bìa rừng…
Đây là loài cây nằm trong diện quan trọng của thảm thực vật. Được ghi nhận đầu những năm 1930 cùng lúc với sự xuất hiện của phong trào Cộng sản nên được gắn nhiều với tên gọi này, mặc dù đã có rất nhiều cái tên khác trước đó như bớp bớp, cỏ Lào…
Loài cây này bung cánh hoa rực rỡ rồi phai tàn trong thời gian ngắn. Từ nụ hoa chúm chím, nhỏ xinh bung nở sắc trắng rồi chuyển sang phớt hồng rồi cuối cùng là đến độ tím đằm thắm. Hoa nở ấy là phát tín hiệu mùa xuân cũng đã cận kề.
Bà kể, lá của cây gắn bó với tuổi thơ, nhất là khi bị ngã, trầy đầu gối, chỉ cần ngắt ngọn cây nhai cho nát rồi đắp lên cầm máu. Rồi khi bà tham gia kháng chiến và trở thành cô y tá khi mới 18 tuổi. Chiến tranh ác liệt, nhất là thời điểm năm 1970. Việc cứu chữa các chiến sĩ bị thương gặp vô vàn khó khăn. Nhiều khi thuốc không kịp mang tới, bà cùng đồng đội “cầu cứu” đến lá cây cộng sản, đắp lên vết thương tác dụng cầm máu vô cùng hiệu nghiệm.
Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Mùa lặng lẽ về trong hanh hao nồm ẩm của đất trời. Những nụ hoa kia sẽ lưu giữ thanh xuân của bà tôi. Tôi tin là thế vì quanh năm cây luôn xanh để dốc hết dâng hiến tận cùng cho những ngày hoa nở cuối năm. Trên hành trình tìm về những mùa hoa ấy, tôi và bà tần ngần lặng lẽ giữa vòm trời rợp màu trắng xóa.
Theo lời bà, tôi dạo quanh giữa những con đường đất đỏ ngợp trời sắc hoa cộng sản. Dường như, tôi nghe được tiếng cỏ hoa đang thì thầm chuyện trò. Trong tôi ngập tràn bao cảm xúc, sự thích thú khi nhìn bạt ngàn những nụ hoa cộng sản bung xòe hai bên đường nở hoa trắng muốt.
Này đóa hoa nhỏ, điều gì đã làm cho một góc trời quê hương tôi bừng sáng đến vậy? Một cảm giác không rõ ràng, chỉ là nhè nhẹ trôi, bồng bềnh nhớ chăng? Mùi hương ngai ngái của cỏ hoa dìu dịu cũng đủ đưa tôi trôi miên man trong ràn rạt gió, bịn rịn mùa. Trên khoảnh đất tràn ngập hoa cộng sản, lúc cạn lòng hay cô đơn, dẫu chông chênh hay xa ngái, tôi chỉ cần tĩnh lặng sẽ thấy tiếng lòng mình nhẹ bẫng.
Bà nắm tay tôi dặn dò: “Cháu cũng đừng luyến tiếc, xót xa những vạt hoa mai nay sẽ cũ hay chúng không đủ sức chịu đựng gió sương lụi tàn khi mùa đông đổ bóng. Vì quy luật mà, hết lớp hoa này sẽ đến lớp hoa khác cũng như sự mạnh mẽ, tươi mới sẽ càng tô thắm ngời ngời hơn cháu à!”.
Mùa này khắp nơi trên mảnh đất Tây Nguyên, đất trời đắm mình trong sắc hoa cộng sản. Sẽ rất tuyệt nếu dạo bước cạnh vạt hoa trong buổi bình minh sớm, khi nắng hắt lên tán hoa màu trắng phơn phớt tím ta nhận ra vẻ bình yên của ngoại ô đẹp đẽ.
Trong vẻ mong manh nương mình theo gió, sự cố hữu sáng rực của một vùng ven phố nhuốm lên sắc hoa, bời bời hơi thở của cỏ cây tự nhiên. Sáng mùa đông hơi lành lạnh còn vấn vương trên mọi nẻo. Một nụ hoa cộng sản lặng lẽ xòe nở như ngọn đèn soi bóng ở phía chân trời xa hiện lại.
Vậy là, ta lại biết thêm về một mùa hoa nữa của Phố núi. Cũng bắt đầu từ những mùa hoa ấy, ta lại có thêm một lý do nữa cho những chuyến trở về ký ức hay chỉ là ghé thăm mùa hoa đã qua; rồi giữ lấy cho riêng mình những hoài niệm đẹp… 
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...