Theo dòng thời sự: Văn hóa trong mối quan hệ với con người và dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, XHCN ở Việt Nam, Đảng ta nhất quán trong quan điểm về văn hóa, mối quan hệ mật thiết văn hóa với con người, dân tộc, chính trị, kinh tế-xã hội.
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)


Tròn 75 năm trước, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ: "Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Số phận của dân tộc là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi."

Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI (năm 2014) của Đảng đề ra nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Còn tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần," "động lực phát triển," và "soi đường cho quốc dân đi;" phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc và xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán trong quan điểm về văn hóa và mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa với con người, dân tộc, chính trị, kinh tế và xã hội.

Con người là chủ thể của văn hóa

Định nghĩa về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1942) khẳng định: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn."

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII (ngày 25/1-2/2/2021) Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu cần nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cần khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: "Theo nghĩa hẹp thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...).

Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...)."

Từ những nhận định ở trên thì chúng ta hiểu rằng văn hóa là một hiện tượng xã hội, phản ánh năng lực bản chất của con người gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống... Văn hóa là kết quả hoạt động của con người, và chỉ có thông qua hoạt động mới tạo ra văn hóa, đem lại cho văn hóa những giá trị đích thực. Văn hóa phản ánh trình độ tư duy, trình độ phát triển của xã hội loài người.

Quá trình phát triển văn hóa cũng là quá trình vận động tư duy và gắn với sự tiến triển của xã hội loài người. Văn hóa được bảo tồn, phát huy, truyền bá qua giáo dục, giao tiếp, định hướng giá trị những hoạt động văn học, nghệ thuật... Văn hóa gắn liền với các quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo con người. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người.

Văn hóa trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế-xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2014 chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 2/11/2021) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại điều này như một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) đến nay, nền văn hóa của Việt Nam luôn gắn kết máu thịt với lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, với vận mệnh của dân tộc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), văn hóa Việt Nam đã là động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'' đã biến thành hành động thực tế của hàng triệu đồng bào Việt Nam ở hậu phương, cả vùng tự do và các vùng căn cứ du kích. Nhân dân đã nhiệt tình cống hiến sức người, sức của cho tiền tuyến. Các lực lượng thông tin, tuyên truyền, văn nghệ của Trung ương, địa phương đã bám theo các đơn vị chiến đấu, các đoàn thanh niên xung phong, đoàn dân công để tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên… Việc phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành một cao trào cách mạng hào hùng lập nên những kỳ tích mà kẻ địch không thể ngờ tới.

 

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là hậu phương của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, vấn đề cốt lõi là công cuộc tập thể hóa, xác lập các giá trị của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp mang nặng tính bình quân, động lực lợi ích kinh tế bị xem nhẹ. Các giá trị về con người-giá trị văn hóa-giá trị xã hội trong giai đoạn đó được khái quát cao ở "chủ nghĩa làm chủ tập thể," coi nhẹ lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế. Giá trị lợi ích cá nhân xếp sau lợi ích quốc gia-dân tộc, tạo ra sự gắn kết cộng đồng-sức mạnh tinh thần và ý chí của mỗi người và của cả dân tộc, tạo nên sức mạnh "thà hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước".

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã xác định mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về văn hóa và áp dụng những nhận thức đó vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, thiết thực, phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đồng thời, Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" đã trở thành lẽ sống của mỗi người dân Việt Nam, là linh hồn của văn hóa Việt Nam.

Sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa trong thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 rất thành công vì đã đề ra được những đường lối, chủ trương, chính sách, giải pháp phát huy và phát triển các giá trị con người-giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam vì lý tưởng chung-"Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Từ năm 1975 đến năm 1985 là giai đoạn bản lề chuyển từ thời kỳ chiến tranh sang hòa bình-khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục lại các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục; thống nhất về thể chế và thiết chế văn hóa trên phạm vi cả nước. Cả nước ở trong những năm tháng gian khó về kinh tế và xuất hiện những dấu hiệu đòi hỏi sự đổi mới.

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

Đảng đã đưa ra hàng loạt nghị quyết và chỉ thị mang tính định hướng cho sự phát triển đất nước. Các nghị quyết đổi mới như Khoán 100, Khoán 10, Luật Đất đai năm 1993, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, dân chủ hóa xã hội… cũng là những giá trị nền móng mới về sự phát triển các giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội, tạo động lực cho sự phát triển đất nước.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)


Bước đột phá trong quan điểm của Đảng về lĩnh vực văn hóa gắn liền với Đại hội toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) - đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Đảng đã khẳng định vị trí quan trọng của văn hóa trong việc xây dựng nhân cách, xây dựng lối sống cho con người. Yếu tố tinh thần của văn hóa một lần nữa được nhấn mạnh, hạt nhân của văn hóa tinh thần chính là rèn luyện đạo đức cách mạng.

Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hóa những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII năm 1993 và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp đến là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 33-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI năm 2014.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) xác định: Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, từ nghị quyết đến cuộc sống, từ mục tiêu đến kết quả đạt được vẫn có khoảng cách. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên hạn chế, yếu kém nổi bật lâu nay là "văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước".

Trong khi đó, sự phát triển hài hòa, đồng bộ của các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo thế vững chắc, duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia, một dân tộc.

Lĩnh vực kinh tế đảm bảo chăm lo đời sống vật chất cho con người. Lĩnh vực xã hội duy trì và thiết lập các mối quan hệ bền chặt. Lĩnh vực chính trị kiến tạo niềm tin, vạch ra con đường, tương lai phía trước. Còn lĩnh vực văn hóa chăm lo đời sống tinh thần, tạo động lực giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức.

Nếu một trong các lĩnh vực nói trên bị xem nhẹ điều này sẽ dẫn đến hậu quả là tạo ra sự khủng hoảng, đứt gãy và mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình phát triển toàn diện của con người, của dân tộc. Trong trường hợp văn hóa không "ở trong chính trị và kinh tế" hệ quả về lâu dài sẽ rất khó lường.

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra 6 nhiệm vụ trọng tâm mà chúng ta cần tập trung thực hiện. Trong số này có hai nhiệm vụ gắn trực tiếp đến mối quan hệ giữa văn hóa với con người và quốc gia-dân tộc:

Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia-dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

Theo Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.