Thêm 4.267 người mắc Covid-19 tại 17 tỉnh, thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bản tin sáng 4/8, Bộ Y tế cho hay Việt Nam có thêm 4.267 ca Covid-19 ghi nhận trong nước.
Họ được phát hiện tại TP.HCM (2.365), Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đắk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1).
Hiện, Việt Nam có 174.461 ca nhiễm gồm 2.328 trường hợp nhập cảnh và 172.133 bệnh nhân trong nước.
Số ca nhiễm mới từ 27/4 đến nay là 170.563, trong đó, 48.057 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.
9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Trong ngày 3/8, Việt Nam có 405.884 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 7.291.808 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.
Cùng ngày, Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19. Theo đó, những người đã tiêm mũi một vaccine nào, tốt nhất tiêm mũi 2 cùng loại đó.
Bộ Y tế tiếp nhận 415.000 liều vaccine AstraZeneca từ Chính phủ Anh tặng. Hiện lô vaccine được đưa về kho lạnh bảo quản tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã có 500 giường đi vào hoạt động. Dự kiến, nơi đây mở rộng số giường dần lên đến 700 trong những ngày tới khi được Bộ Y tế tăng cường trang thiết bị và nhân lực.
Hà Nội trưng dụng Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức thành nơi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho quận Đống Đa.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 kể từ ngày 27/4, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với các đợt dịch trước đây. Riêng tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng hình thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nghiêm ngặt và bổ sung các quy định chặt chẽ như giờ giới nghiêm.
Do ca mắc gia tăng nhanh trong thời gian ngắn gây áp lực lớn cho y tế, Bộ Y tế đang dồn toàn lực để vừa tăng cường truy vết, dập dịch, vừa tập trung điều trị cho người bệnh có chuyển biến nặng.
Tại cuộc họp với Bộ trưởng Y tế Ngyễn Thanh Long, ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đánh giá đợt dịch thứ 4 rất khó khăn với tốc độ lây nhiễm mạnh mẽ của biến thể Delta, nhưng Việt Nam đã “đi đúng hướng” trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Theo Phương Mai (zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.