Thêm 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc thành lập 3 thị xã thuộc các địa phương nêu trên.
 
Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn - "trái tim" của Khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Tại phiên làm việc chiều 21-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thống nhất với các tờ trình của Chính phủ về việc nâng cấp 3 huyện nêu trên để thành lập 3 thị xã.
Theo đó, thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở toàn bộ 455,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 307.304 người của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 phường.
Theo tờ trình của Chính phủ, thị xã Nghi Sơn nằm ở phía nam và cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa khoảng 45 km, cách thành phố Hà Nội khoảng 190 km. Nơi đây có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua; có cảng quốc tế Nghi Sơn, cảng biển nước sâu lớn nhất, cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của Việt Nam thuộc cụm cảng Bắc Trung bộ, có vai trò kết nối với các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế.
Thị xã Nghi Sơn được xác định là đầu mối giao thương với tất cả các tỉnh trong cả nước, cầu nối quan trọng giữa Bắc bộ với Trung bộ, Tây nguyên và các nước láng giềng như Lào, Campuchia và vùng Đông bắc Thái Lan.
Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thành lập trên cơ sở toàn bộ 420,84 km 2 diện tích tự nhiên và 212.063 người của huyện Hoài Nhơn, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường.
Thị xã Hoài Nhơn được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển, có ví trí cách thành phố Quy Nhơn - đô thị trung tâm tỉnh lỵ Bình Định 85 km về phía Bắc và cách thành phố Quảng Ngãi - đô thị trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi 90 km về phía Nam; có đường bờ biển dài 24 km, với 02 cửa biển (Tam Quan và An Dũ) và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng. 
Hoài Nhơn có Quốc lộ 1A, đường sắt chạy dọc chiều dài của huyện, với 2 nhà ga đường sắt (Bồng Sơn và Tam Quan); là đầu mối của các tuyến Tỉnh lộ ĐT629, ĐT630, ĐT638, đường quốc gia ven biển (ĐT639) và hệ thống cầu, đập bắc qua sông Lại Giang nối liền các huyện thuộc khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.
Thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên có 265,62 km 2 diện tích tự nhiên, dân số 119.991 người và có 5 phường.
Đông Hòa được đánh giá là có hệ thống giao thông thuận lợi, có Quốc lộ 1A đi qua kết nối với Quốc lộ 29 đi Tây Nguyên, có 2 tuyến tỉnh lộ, 09 tuyến đường huyện, 22 tuyến đường đô thị và 647 tuyến đường xã. Có tuyến đường ven biển từ Đèo Cả - Vũng Rô kết nối với Cảng hàng không và thành phố Tuy Hòa; có cảng biển Vũng Rô, cảng cá Phú Lạc, 2 ga đường sắt và 2 khu công nghiệp.
Lê Kiên (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.