Thành Thành Công Gia Lai: Đồng hành cùng người trồng mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã nỗ lực tìm các giải pháp canh tác phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây mía.

 

Chuyển giao kỹ thuật canh tác mới

Vùng nguyên liệu mía của TTC Gia Lai hiện có khoảng 10.000 ha, phân bố tại các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Chư Sê và thị xã Ayun Pa. Vài năm trở lại đây, nắng hạn kéo dài, cộng với sâu bệnh gây hại khiến năng suất mía giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông dân. Trước thực tế đó, Công ty đã nỗ lực tìm các giải pháp phù hợp giúp người trồng mía yên tâm sản xuất. Cụ thể, Công ty chuyển giao những kỹ thuật canh tác như: trồng dặm bằng mía ươm bầu một mắt mầm, tưới tiết kiệm nước, bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây mía, canh tác mía trên vùng đất đá… Những giải pháp này góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây mía, giúp nông dân có nguồn thu nhập ổn định.

 Nông dân tham quan mô hình tưới tiết kiệm nước tại ruộng mía của ông Phạm Tài Vụ (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện). Ảnh: N.D
Nông dân tham quan mô hình tưới tiết kiệm nước tại ruộng mía của ông Phạm Tài Vụ (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện). Ảnh: N.D



Ông Trần Quang Phước (làng Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cho biết: “Gia đình tôi nhận khoán của Công ty khoảng 90 ha đất để trồng mía. Quy trình kỹ thuật canh tác được cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân đến thu hoạch. Đặc biệt, trong giai đoạn trồng mới, tôi chú trọng kiểm soát mật độ cây mía trên ruộng. Theo đó, sau khi trồng 30-45 ngày, những chỗ mía không mọc, tôi trồng dặm bằng mía ươm bầu một mắt mầm. Đây là giải pháp đảm bảo mía mọc đều, ít cỏ dại và lưu gốc được nhiều năm. Không những vậy, việc trồng dặm ít tốn công, mía nảy mầm đều, tỷ lệ sống cao, phát triển ngang bằng với mía trồng sớm. Nếu thời tiết thuận lợi thì năng suất mía bình quân đạt khoảng 80 tấn/ha”.

Còn ông Bùi Văn Thơm (làng Kte, xã Hbông, huyện Chư Sê) cho hay: Đặc thù vùng đất Hbông có nhiều tầng đá nên khó áp dụng cơ giới hóa. Từ khi được TTC Gia Lai phổ biến phương pháp đào hố ở khu vực đồi dốc để trồng mía, gia đình đã áp dụng cho kết quả rất khả quan như không phải cày, gom đá ra khỏi ruộng. Bên cạnh đó, việc tưới nước, bón phân trực tiếp vào hố giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Cũng trồng mía bán cho TTC Gia Lai, ông Phạm Tài Vụ (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) chia sẻ: Vài năm trở lại đây, do nắng hạn kéo dài nên phát sinh một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây mía, nhất là mía lưu gốc. Ruộng mía của gia đình không có nguồn nước tưới từ kênh mà phải dùng nước giếng khoan. Trong khi đó, nguồn nước giếng khoan rất hạn chế. Từ năm 2015, gia đình đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây mía. Qua thực tế, hệ thống tưới này mang lại hiệu quả rất lớn. Nước đến được khu vực tưới, chi phí cũng giảm nhiều. Việc bón phân qua hệ thống tưới đến trực tiếp bộ rễ làm tăng khả năng hấp thụ của cây mía, hạn chế phát sinh cỏ dại. Nhờ đó, cây mía phát triển đồng đều, cho năng suất cao. Dự kiến vụ ép 2020-2021, năng suất mía đạt bình quân 90 tấn/ha.

Nông dân tham quan mô hình trồng mía kỹ thuật canh tác mới. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nông dân tham quan mô hình trồng mía kỹ thuật canh tác mới. Ảnh: Nguyễn Diệp



Nâng tầm cây mía để tăng sức cạnh tranh

Bà Vũ Thị Lan-Phó Giám đốc TTC Gia Lai-cho hay: “Trước tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất cây mía, Công ty đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng người trồng mía vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với ngành sản xuất mía đường của các nước trong khu vực. Theo đó, Công ty tập trung đầu tư cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch để giảm lao động thủ công; tưới mía ở những vùng có công trình thủy lợi; chọn giống tốt, phù hợp với từng vùng, kiểm soát sâu bệnh, trồng dặm, đưa các chế phẩm sinh học kích thích rễ để tăng chiều cao lóng, tăng chữ đường. Đối với vụ trồng mới 2019-2020, người trồng mía được đầu tư không hoàn lại tối đa 7,6 triệu đồng/ha với mía tơ, 3,3 triệu đồng/ha đối với mía gốc nếu áp dụng đầy đủ các hạng mục đầu tư thâm canh mà Công ty khuyến cáo.

Cũng theo bà Lan, việc áp dụng các biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía, bù lại phần giá cả giảm thấp. Đây được xem là giải pháp tối ưu để người dân tiếp tục yên tâm gắn bó với cây mía, góp phần ổn định vùng nguyên liệu, mang lại giá trị kinh tế ổn định cho nông dân trong thời gian tới.

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.