Thành phố Hồ Chí Minh thả khinh khí cầu kéo đại kỳ mừng Quốc khánh 2-9

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đúng 8 giờ sáng 2-9, 2 khinh khí cầu cỡ lớn kéo theo lá Quốc kỳ rộng 1.800 m2 tung bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác để chào mừng Quốc khánh 2-9, thay cho việc TP. Hồ Chí Minh không đốt pháo hoa năm nay.
Hoạt động kéo đại kỳ trên sông Sài Gòn là chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc trong
2 khinh khí cầu kéo theo lá Quốc kỳ rộng 1.800 m2 tung bay trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh chào mừng Quốc khánh 2-9. Ảnh nguồn Báo tin tức.
Từ sáng sớm 2-9, đông đảo người dân đã tự tậm dọc bờ sông Sài Gòn để chiêm ngưỡng khinh khí cầu kéo lá cờ Tổ quốc cực đại tung bay trên bầu trời. Địa điểm thả khinh khí cầu là đầu hầm vượt sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức). Ngay sau đó, hoạt động dù lượn và thể thao trên sông được tổ chức hai bên bờ đầu hầm vượt sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng. 
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hồ Chí Minh Võ Trọng Nam cho biết, hoạt động thả khinh khí cầu kết hợp kéo đại kỳ là một trong những hoạt động điểm nhấn của thành phố, nằm trong khuôn khổ Lễ hội "Tết Độc lập" được khai mạc vào sáng 2-9. Ngay sau đó, hoạt động dù lượn và thể thao trên sông được tổ chức hai bên bờ đầu hầm vượt sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng.
Cụ thể, trong khuôn khổ Lễ hội "Tết Độc Lập", ngoài 2 khinh khí cầu lớn nhất được dùng để kéo đại kỳ có 8 khinh khí cầu nhỏ hơn được thả lên nền trời TP Hồ Chí Minh cùng thời điểm 2 kinh khí cầu kéo lá quốc kỳ. Ngoài chương trình kéo đại kỳ trên sông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tại TP. Thủ Đức và các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ vào ngày 1 và 2-9. 
Cùng với đó, từ ngày 19-8 đến 4-9, triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi (đối diện Công viên Chi Lăng)...
Đông đảo người dân ra bờ sông Sai Gòn chiêm ngưỡng khinh khí cầu kéo lá Quốc kỳ chào mừng Quốc khánh 2-9. Ảnh: Nguồn Báo tin tức
Đông đảo người dân ra bờ sông Sai Gòn chiêm ngưỡng thả khinh khí cầu chào mừng Quốc khánh 2-9. Ảnh nguồn Báo tin tức.
Trong năm 2021, TP Hồ Chí Minh đã 4 lần không tổ chức bắn pháo hoa vào các dịp 30-4, 2-9, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán nhằm hạn chế tụ tập đông người trong bối cảnh dịch Cov id-19 bùng phát. Đến 30-4 năm 2022, TP. Hồ Chí Minh mới bắn pháo hoa trở lại.
TRẦN ĐỨC (theo Báo tin tức, VNExprees, Lao Động)
 

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.