Thanh âm mùa xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dắt xuân vào vườn mộng, nghe vang hưởng dòng thanh âm dìu dặt của ngày xanh.

Đón xuân. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG
Đón xuân. Ảnh: Lê Trọng Khang


Một sớm mai về nghe nhiều thanh âm khác lạ, vang vọng ngân dài. Âm thanh là chuỗi tiếng động vọng tưởng của bờ tôi dội vào căn thức nhắc nhớ một thời trai trẻ. Âm thanh còn nặng mang ơn trọng nghĩa dày của mẹ cha; hồn trong ngọc sáng của tâm tình em.

Bây giờ ngoảnh lại thấy nhiều hư hao, mất mát. Hãy về thôi, vì mọi sự đã qua rồi cứ mặc nhiên cho dòng đời cuốn xô. Hôm nay tìm về lối xưa tôi gửi chút hoài niệm dẫu có trễ tràng. Con đường trôi dài như sông, dòng cảm thức duềnh lên: “Chiếc thuyền lơ lửng bên sông/ Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay” (Tự thán - Nguyễn Trãi).

Một sớm mai tiết trời se lạnh. Có vài cánh chim hải hồ nghiêng chao thảng thốt cất tiếng kêu thương. Tôi khẽ giẫm từng bước chân lên vạt cỏ già đẫm ướt hơi sương vừa thức giấc sau mùa đông dài rét buốt.

Thời gian lặng tờ là phút ngưng đọng hiếm hoi. Và trên cao mấy dải tầng không, ánh mặt trời như chẳng cần biết, cứ ảnh chiếu lên vệt vàng yếu ớt vẽ thành những đường lờ nhờ lên mảng tường vôi xám đục của mái nhà xưa.

Tôi không biết mình đang nghĩ gì và sẽ làm như thế nào khi cứ thả từng bước nhẹ nhàng về phía trước, im ắng, nhạt nhòa rồi nhập vào dòng vô thanh.

Một sớm mai mơn mởn lá nõn chồi tơ. Tôi không biết mình vừa khẽ đánh thức bởi làn nắng ửng long lanh hay những mầm lá đang cựa mình rung trong ngàn thanh sắc huyền diệu chuyển động theo nhịp giao mùa.

Xa xa mặt sông gợn lên làn khói mỏng tựa như hơi thở tình nồng tri kỷ chờ mong người thương nhẹ gót về. Dường như lẽ thường khi xa quê con người ta hay nhớ về mùi hương, như hương bưởi bên hè, hương cốm mùa nếp mới, hương mứt tết sum vầy…

Riêng tôi vẫn thấy nhớ một thứ không thể nào quên là hương bánh nổ. Thức quà quê dung dị vậy mà đủ sức khơi dậy không khí, nhịp sống ngày giáp tết và kết nối tình thân gia đình.

Hễ vào giữa tiết tháng Chạp sau khi nếp đã phơi khô, mẹ nổi lửa, cần mẫn quay đều tay nồi nếp rang nơi căn bếp. Tiếng nổ lốp bốp nghe rất vui tai. Lũ nhỏ chúng tôi xúm tụm lựa những vỏ trấu còn dính mắc trong đó.

Xong mẹ thắng đường, thơm lừng mùi gừng, rồi rưới đường vào trong mủng nổ, trộn đều. Còn chị thì nhịp nhàng đổ nổ vào khuôn cho cha dện bánh. Từng tiếng vồ nặng đục, lên xuống đều đặn.

Chiếc bánh nổ làm ra gửi gắm bao nguồn yêu thương đậm nghĩa cũ càng. Giờ thì những thanh âm ấy đã chìm sâu vào lãng quên vì thời buổi công nghiệp mọi điều đã khác…

Ngang qua ngõ cũ vườn xưa thấy nhà ai cửa đóng then cài. Hai bên lối đi dẫn vào nhà hàng hoa vạn thọ có vẻ kém duyên, lá cứ mướt xanh không thấy một búp nào vươn lên cả. Đứng trước ngõ vườn nhà của mẹ cha thân thuộc một hồi lâu, tôi mới nhẹ bước vào, không khí chẳng khác hơn.

Cũng hơi vắng lặng buông chùng, nhưng vuông sân chực tràn nhiều bông hoa sắp bung cánh thầm nói điều gì với người trở lại. Căn phòng ùa về bao hoài niệm mênh mang xưa cũ.

Bất chợt tôi nhận ra cái mình tìm không thể có và cái đang có - như nỗi cô đơn bây giờ - thì cứ bày ra đấy: “Tôi đắp kín mền trong gác lạnh/ Nghe mùa xuân dậy ở đông phương” (Anh sẽ hiện - Phạm Công Thiện).

Ra đi rồi sẽ trở về. Nhớ trước lúc ra đi có lời hẹn rằng sẽ cố quên những gì mộng mị của thuở hoa niên. Nhưng rồi chỉ là những bóng lá phai màu theo năm tháng dặm dài lữ thứ.

Trong nguyên lý phản phục hễ cùng thì ắt trở lại, kết thúc thì lại mở ra lần mới: nước đi ra bể lại mưa về nguồn chuyện muôn đời vẫn thế. Vẳng xa, hình như là tiếng còi tàu sắp vào sân ga. Tràng thanh âm in dấu một thời thơ bé lần đầu theo anh ra phố, giờ tái hiện nghe bao mối cảm hoài.

Ngoài sân nhành mai dịu dàng với những chùm hoa bừng cánh nở sắc vàng tươi, phơi mở nguồn nguyên xuân về hội tụ ở phía bờ bên kia: “Mây rừng tháng Chạp bổ sung/ Mộng đi theo mộng cuối cùng cho mai” (Bùi Giáng).

Theo ĐÌNH QUÂN (QNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.