Tháng Giêng hoa cải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng Giêng chậm rãi xuôi ngày vào nắng nhạt, sương se, gió nhẹ cùng muôn sắc lá hoa đẹp mơ màng như ước vọng khởi đầu cho một năm mới. Dọc triền ký ức, quê nhà có hoa cải sắc vàng mơ mải, dáng vẻ thướt tha nơi mảnh vườn trước sân, bên bãi bồi ven sông.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: Huyền Trang
Cải là rau ăn lá phổ biến, dễ tính chăm trồng. Độ cuối tháng 10 Âm lịch, nhà nông vào vụ gieo trồng. Bắt đầu là vườn rau trái sân nhà. Bà con đốn tre, chẻ lạt, đan mành dựng rào mảnh vườn ngăn gia cầm thả rông. Tiếp đến là làm đất, trộn phân chuồng ủ hoai, vun giồng, ngăn luống. Sau vài ba hôm, đợi đất đủ ẩm tơi mới xuống giống, gieo hạt các loại: rau ăn lá có xà lách, cải, hành ngò; rau ăn quả có dưa, cà, đậu cô ve…
Rồi cùng nhau làm đồng, theo trình tự là bờ soi, đồng cạn, ruộng sâu. Bờ soi trỉa hạt cây màu, vùng đất này dành cho cây họ đậu; vùng đất kia dành cho cây bắp. Cùng với đó, hạt cải được gieo trên những bờ soi dọc triền sông phù sa mịn màng, màu mỡ. Sau độ qua 3 đêm, hạt cải nảy mầm. Cứ thế, cải đón mưa xuân, sương sớm, nồm non, nắng nhạt mà vươn mình, chen sắc xanh mơn mởn.
Theo từng độ tuổi sinh trưởng mà cây cải được dùng đến. Cải non ăn sống, trộn với xà lách, rau mùi, lá hành, lá tỏi, giá đậu. Cải trưởng thành nấu canh với tép đồng, ruốc biển. Cải trổ ngồng dùng để muối dưa ăn ngay hay để dành ngày sau tùy thuộc vào độ mặn nhạt mà tỷ lệ muối được tra vào. Những cây cải còn sót lại cứ thế vươn lên mà trổ hoa.
Mảnh vườn trước sân, những luống rau cải dành để lấy hạt giống cho mùa sau vươn ngồng, những chùm nụ tròn bé xíu chỉ lớn hơn đầu cây tăm, xanh nhạt được nắng sớm sưởi ấm, giục gọi bất chợt hé nhụy vàng mơ lăn tăn nơi đầu cuống. Và lại bất chợt sớm mai nào đó thức muộn, ngợp mắt, rợp trời hoa cải vàng bên sông, trước sân nhà.
Chính cái sắc vàng nhạt, điệp trùng trong cánh tay gầy guộc khẳng khiu có gió nồm non mơn man trong nắng xuân mỏng loãng chừng như dễ tan theo nắng gió hoa cải đẹp quyến rũ, tinh khôi. Hoa cải thêm lung linh khi có bướm ong la đà tìm mật. Những chùm nhụy nâu nhỏ như mắt kiến phát tán phấn hoa mắt thường không nhìn thấy. Rồi gió lay, hoa rụng vương cánh vàng dưới gốc. Hương hoa cải khó đón định, góp vào hơi thở dòng sông, hương đất có cỏ dại lên xanh, đồng làng bờ soi, ruộng mật làm nên hương đồng nội.
Năm nào đó, tháng Giêng đêm sương muối xuống nhiều, mưa xuân nặng hạt, gió đông bất chợt lạnh lùa hoa cải nở muộn, đài hoa cho chùm quả thưa, ngắn, ít hạt. Người nhà quê lo lắng mùa sau thiếu hạt cải giống.
Đi qua mùa hoa, hạt cải già. Ấy là khi thân cành khẳng khiu ngả màu nâu sạm. Cải già được cắt sát gốc, phơi khô giòn trên những chiếc nia lớn, đập lấy hạt. Thân cải khô dùng bó chổi quét sân. Đời cải chẳng bỏ phí phần nào!
Hiện nay, dù thực phẩm phong phú nhưng thức món không thể thiếu rau xanh, trong đó có cải tươi, dưa cải. Bây giờ, nguồn cung cấp hạt giống đã sẵn, chất lượng cao nhưng người nhà quê vẫn tự làm ra hạt cải giống dành cho mùa sau. Thế nên vẫn còn hoa cải đẹp miên man trước sân nhà, dọc triền sông mỗi độ tháng Giêng về!
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.