Thắng giải ảnh nhờ 'chộp' khoảnh khắc 2 chú chuột đánh nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thế giới động vật nhiều lúc cũng "đời" hệt như cuộc sống của con người. Nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã bắt được cảnh 2 chú chuột nhắt "tẩn" nhau để giành bữa ăn tại một nhà ga ở London.

 

Tấm hình đoạt giải Bức ảnh được yêu thích nhất của năm từ nhiếp ảnh gia Sam Rowley - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Tấm hình đoạt giải Bức ảnh được yêu thích nhất của năm từ nhiếp ảnh gia Sam Rowley - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR



Tấm hình của Rowley đã đoạt giải Bức ảnh được yêu thích nhất của năm 2019 (Most Popular Wildlife Photo of 2019) với 28.000 lượt bình chọn vào ngày 12-2.

Bức ảnh hiện được trưng bày tại triển lãm Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm (Wildlife Photographer of the Year) ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, London. Buổi triển lãm sẽ kéo dài cho đến 31-5.

Nhiếp ảnh gia Rowley cho biết trận "đấu tay đôi" của 2 chú chuột chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Một chú sau đó liền cắp miếng đồ ăn và cả 2 lại... đường ai nấy đi, theo trang Insider.

Phát biểu khi nhận giải, Rowley nói: "Tôi hi vọng bức ảnh có thể cho mọi người nhận ra rằng những biến cố không mong muốn lại thường xuất hiện trong chính cuộc sống bình thường".


 

 Đàn tuần lộc Bắc Cực trên nền tuyết trắng tại Na Uy - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Đàn tuần lộc Bắc Cực trên nền tuyết trắng tại Na Uy - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR



Bảo tàng Lịch sử tự nhiên mở cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm, không chỉ để tôn vinh các nhiếp ảnh gia, mà còn nhắc nhở cộng đồng thế giới chung tay bảo vệ thế giới tự nhiên.

Năm nay, cuộc thi đã nhận được tổng cộng 48.000 bài thi đến từ 100 quốc gia. Sau khi giám khảo công bố danh sách người thắng cuộc hồi tháng 10-2019, công chúng đã tiếp tục bình chọn cho giải Bức ảnh được yêu thích nhất của năm.

Bên cạnh bức ảnh ngộ nghĩnh của 2 chú chuột, công chúng còn bình chọn cho nhiều tấm ảnh đặc sắc khác từ cuộc thi.


 

Mẹ con báo đốm cùng tha một con trăn anaconda ở Pantanal, Brazil - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Mẹ con báo đốm cùng tha một con trăn anaconda ở Pantanal, Brazil - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Một con đười ươi trong buổi biểu diễn tại Safari World, Bangkok, Thái Lan - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Một con đười ươi trong buổi biểu diễn tại Safari World, Bangkok, Thái Lan - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Tê giác đen mồ côi Elias Mugambi cùng một nhân viên kiểm lâm tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở miền bắc Kenya - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Tê giác đen mồ côi Elias Mugambi cùng một nhân viên kiểm lâm tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở miền bắc Kenya - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Một con báo đốm dưới ánh mặt trời trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara của Kenya - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Một con báo đốm dưới ánh mặt trời trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara của Kenya - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Mẹ con gấu xám Bắc Mỹ bên sông Nakina ở British Columbia, Canada - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Mẹ con gấu xám Bắc Mỹ bên sông Nakina ở British Columbia, Canada - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Hồng hạc Caribe mẹ cho con ăn tại Yucatán, Mexico - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Hồng hạc Caribe mẹ cho con ăn tại Yucatán, Mexico - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
 Chú gấu cô độc trong chuồng tại một trung tâm nuôi thú ở Thiểm Tây, Trung Quốc - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Chú gấu cô độc trong chuồng tại một trung tâm nuôi thú ở Thiểm Tây, Trung Quốc - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Bầy sóc đất ở vùng núi thuộc công viên quốc gia Hohe Tauern, Áo - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR
Bầy sóc đất ở vùng núi thuộc công viên quốc gia Hohe Tauern, Áo - Ảnh: WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR



Theo VŨ NGUYÊN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.