Thân phận phụ nữ trong “Hừng sáng” của Võ Thị Mỹ Hạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nếu bạn đang muốn tìm quyển sách với những câu chuyện đời thường, dung dị và nghe những nhân vật nữ trải lòng thì tập truyện ngắn “Hừng sáng” (Nhà xuất bản Hồng Đức) của tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai chính là một sự lựa chọn. Đây là tập truyện ngắn đầu tay của Võ Thị Mỹ Hạnh, một cô giáo dạy Mỹ thuật nhưng say mê nghiệp viết.

Tập truyện gồm 14 truyện ngắn đủ để đem đến cho độc giả những ấn tượng khó phai, mang dấu ấn riêng của tác giả. Cũng bởi, chị Võ Thị Mỹ Hạnh có cách hành văn dung dị, không quá cầu kỳ, trau chuốt, những câu chuyện thường thiên về thân phận của những người phụ nữ. Ngay với những câu chuyện kể về nhân vật nam như “nó” trong “Xuân này em sẽ về”, “gã” trong “Đi về phía biển” hay “ông Chánh” trong truyện cùng tên đều mang theo dấu ấn khó phai của những người phụ nữ in hằn trong đời họ, khiến họ phải dõi theo, phải quan sát, rồi nương tựa vào những bóng dáng yếu mềm mà vực mình đứng dậy.

Hầu hết các nhân vật nữ trong “Hừng sáng” đều rất khao khát hạnh phúc trong thiên chức vốn có của người vợ, người mẹ hay đơn giản chỉ là một tình yêu bình dị trú ngụ trong một ngôi nhà ấm áp. Nhưng số phận luôn đưa đẩy họ vào những con đường trơn trượt, tối tăm, tuyệt vọng, không thể tâm sự cùng ai, kể cả người đầu gối tay ấp, họ lạc lõng trong ngôi nhà của chính mình lúc nào không biết.

Truyện “Mùa đi qua ngõ” là một ví dụ: “Chồng nàng hiền nhưng cục tính và gia trưởng. Bình thường vợ chồng rất bình yên, không có chuyện gì nhưng khi có người lạ là anh lại chứng tỏ mình là bề trên. Lúc bình thường anh chăm sóc nàng từng ly từng tí một nhưng khi trái ý anh là nàng lại bị quát nạt không thương tiếc. Trái tim nàng mong manh nhạy cảm nên mỗi lần như thế nàng lại khóc và giận dỗi rồi tự làm mình đau. Suốt mấy ngày liền như thế anh lại xuống nước và hứa sẽ không làm như vậy nữa, nhưng bảy năm rồi tình anh vẫn không hề thay đổi”.

Bìa tập truyện ngắn “Hừng sáng”. Ảnh: Kim Sơn

Bìa tập truyện ngắn “Hừng sáng”. Ảnh: Kim Sơn

Họ co mình vào sâu trong tâm thức vì sợ những đôi mắt xoi mói của nhân gian, để rồi lại tự giam hãm mình, tự nói chuyện với mình bằng một “người đàn bà mặc áo choàng đen” bí ẩn, rồi lại phải tự vực chính mình dậy để sống. Nhưng đâu phải ai cũng đủ sức bước qua những chật vật, vất vả ấy một mình, họ vẫn mong lắm một bờ vai, một điểm tựa. Và họ chọn điểm tựa là những đứa con, dẫu cho con bị bệnh down (Bao giờ đời sẽ vơi) để vượt qua lằn ranh sinh tử, vượt qua buồn đau trước mắt mà tiếp tục sống.

“Hừng sáng” xoay quanh giá trị của gia đình. Chọn cách viết như trải lòng cho từng phận đời nhưng tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh lại thường để cho câu chuyện của mình theo lối kết mở, giúp người đọc hướng đến một cái kết có hậu, nhân văn.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu Giêng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu Giêng

(GLO)- Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ miêu tả một bức tranh đồng quê rực rỡ hương sắc cỏ hoa, cây trái. Vẫn là con đường, cánh đồng ấy nhưng như được khoác lên mình một tấm áo mới tươi tắn, rộn ràng... được ông đặt tên là "Màu Giêng".