Thái Lan lấy ý kiến người dân để xây cầu cạn nối 2 đại dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thái Lan đang trong quá trình lấy ý kiến ​​người dân về dự thảo luật mới, trong đó có kế hoạch đầu tư siêu dự án “cầu cạn” kết nối Đại Tây Dương – Thái Bình Dương trị giá gần 30 tỷ USD.

mot-thiet-ke-cau-can-noi-thai-binh-duwong-dai-tay-duong-cua-thai-lan-anh-bangkokpost.jpg
Một thiết kế cầu cạn nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Thái Lan.Ảnh: Bangkokpost

Theo tờ The Nation Thailand, Văn phòng Chính phủ Thái Lan cho biết Văn phòng Chính sách và Quy hoạch Giao thông (OTP) thuộc Bộ Giao thông Vận tải nước này đã hoàn thiện soạn thảo dự luật Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và đang trong quá trình lấy ý kiến người dân.

Nguồn tin cũng cho biết thêm rằng quá trình lấy ý kiến người dân bắt đầu từ ngày 21/3 và hoàn tất trong vòng 1 tháng.

Trước đó vào tháng 9/2023, Chính phủ mới của Thái Lan đã thể hiện quyết tâm dự án cầu cạn cắt ngang qua eo đất Kra ở miền Nam Thái Lan, nối tỉnh Chumphon trên Vịnh Thái Lan với tỉnh Ranong trên Biển Andaman.

Dự án sẽ bao gồm một hệ thống đường cao tốc, đường sắt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các cảng biển sâu sẽ được phát triển ở mỗi bên.

Siêu dự án cầu cạn này của Thái Lan gồm 4 hạng mục chính. Hạng mục thứ nhất là xây dựng 2 cảng biển nước sâu: 1 cảng ở bờ biển phía đông dự kiến được xây dựng tại mũi Riew ở Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Chumphon, 1 cảng ở bờ biển phía Tây dự kiến được xây dựng ở mũi Ao-ang ở biển Andaman thuộc tỉnh Ranong. Theo dự toán, chi phí xây dựng 2 cảng biển này sẽ khoảng 630 tỷ baht (gần 18 tỷ USD). Công suất thiết kế của cảng Ao-ang là 19,4 triệu TEU và cảng Riew là 13,8 triệu TEU, đồng thời 2 cảng này có thể nâng cấp để tiếp nhận 20 triệu TEU/cảng.

Hạng mục thứ hai của dự án là xây dựng tuyến đường cao tốc và đường sắt đôi tốc độ cao kết nối vận tải 2 cảng biển trên với chiều dài toàn tuyến khoảng 90 km. Chi phí xây dựng hạng mục này là khoảng 220 tỷ baht (6,2 tỷ USD).

Hạng mục thứ ba là phát triển hệ thống vận chuyển hàng hóa giữa 2 cảng, với chi phí dự toán là 140 tỷ baht (4 tỷ USD).

Cuối cùng, dự án còn dự kiến xây dựng 1 đường ống dẫn dầu khí theo mong muốn từ các nhà đầu tư từ Saudi Arabia và Trung Quốc, để chuyển dầu qua Thái Lan tới các nước ASEAN. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan vẫn đang tính toán tính khả thi của hạng mục thứ tư này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Khi dự án cầu cạn đi vào hoạt động, lĩnh vực dịch vụ được dự báo sẽ có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất, tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, với lợi ích kinh tế sẽ được phân bổ chủ yếu ở bốn tỉnh Ranong, Chumphon, Nakhon Si Thammarat và Surat Thani thuộc miền Nam Thái Lan.

Nguồn tin cho biết thêm, dự kiến ​​dự án sẽ khởi công vào quý 3/2026 và hoàn thành vào cuối năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.