Thái Lan công bố kết quả của loại vaccine tự sản xuất trong nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 16/8, Bệnh viện King Chulalongkorn Memorial và Khoa Y tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã công bố kết quả đầy hứa hẹn từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vaccine ChulaCOV-19 - loại vaccine Covid-19 do Thái Lan tự nghiên cứu và phát triển bằng công nghệ mRNA.

Vaccine ChulaCOV-19 do Thái Lan tự nghiên cứu bằng công nghệ mRNA. (Ảnh Chulalongkorn University)
Vaccine ChulaCOV-19 do Thái Lan tự nghiên cứu bằng công nghệ mRNA. (Ảnh Chulalongkorn University)


Giáo sư Kiat Ruxrungtham, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vaccine Chula (Chula VRC) cho biết, thử nghiệm giai đoạn 1 của vaccine ChulaCOV-19 được tiến hành với 36 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 55, cho thấy vaccine thử nghiệm này có thể giúp cơ thể tạo ra mức độ phản ứng kháng thể tương tự như loại vaccine được phát triển bằng công nghệ mRNA là Pfizer-BioNTech.

Các tình nguyện viên đã liên tục được theo dõi và kiểm tra phản ứng kháng thể của họ sau khi nhận hai liều ChulaCOV-19 từ các phòng thí nghiệm trên thế giới. Kết quả sơ bộ từ nghiên cứu này cho thấy, vaccine của Thái Lan có hiệu quả 94% trong việc ngăn chặn sự gắn kết của SARS-CoV-2 vào tế bào người, ngang bằng với vaccine Pfizer-BioNTech. Trong khi, vaccine từ AstraZeneca có tỷ lệ hiệu quả cụ thể là 84% và Sinovac là 75%.

Về độ an toàn, tất cả 36 tình nguyện viên đều báo cáo không có tác dụng phụ nào sau khi tiêm chủng. Các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình tương tự như các tác dụng phụ của các loại vaccine khác, với hầu hết các triệu chứng được cải thiện sau từ 1 đến 3 ngày.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, dữ liệu từ nghiên cứu giai đoạn 1 cho thấy vaccine ChulaCOV-19 có thể giúp cơ thể tạo ra kháng thể ở mức độ cao, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, cũng như các biến thể như Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Với hiệu suất dự kiến ​​tương tự như vaccine Pfizer-BioNTech, tuy nhiên loại vaccine mRNA do Thái Lan sản xuất lại không yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và vận chuyển. Theo đó, vaccine ChulaCOV-19 được thiết kế để duy trì hiệu lực và ổn định ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường là 2-8 độ C trong ba tháng, hoặc ở nhiệt độ bình thường của phòng điều hòa trong 14 ngày.

Với kết quả đầy hứa hẹn từ giai đoạn thử nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu hiện đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 với sự tham gia của nhiều tình nguyện viên hơn. Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn liều lượng thích hợp cho giai đoạn 2 dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào ngày 25/8. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu sẽ so sánh trực tiếp giữa các tình nguyện viên nhận ChulaCOV-19 và các tình nguyện viên nhận vaccine Pfizer-BioNTech do Bộ Y tế Thái Lan cung cấp.

Nếu mọi việc suôn sẻ, nhóm nghiên cứu dự kiến ​​sẽ sử dụng loại vaccine mRNA do Thái Lan sản xuất này cho người dân vào tháng 4/2022 như là mũi tiêm nhắc lại cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành nghiên cứu vaccine thế hệ thứ hai và thứ ba để đáp ứng với các biến thể mới hơn.

Tuy nhiên, Giáo sư Kiat cho biết, dự án vaccine của Thái Lan hiện vẫn cần thêm nguồn tài trợ linh hoạt từ các cơ quan liên quan. Ngoài ra, dự án vaccine của Thái Lan vẫn cần dựa vào một nhà sản xuất có năng lực có thể sản xuất số lượng lớn trước cuối năm nay, cũng như chính sách mua sắm vaccine rõ ràng hơn từ chính phủ.

Theo TUẤN ANH
(Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Thái Lan/NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.