Tết Nguyên đán Giáp Thìn: Vì sao người Việt thường đi chùa ngày đầu năm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mỗi dịp Tết Nguyên đán về, người Việt thường đi chùa ngày đầu năm như một thói quen để cầu mong một năm mới an lành.

Tết Nguyên đán là thời điểm người Việt quây quần bên gia đình. Nhiều gia đình Việt vẫn giữ thói quen cùng nhau đi chùa ngày đầu năm mới. Có những người còn thực hiện hành hương thập tự nhân dịp này.

Mái chùa từ lâu cũng trở thành hồn thiêng của dân tộc Việt, là hình ảnh thân thương, quen thuộc.

Người Việt đến chùa ngày tết để cầu mong an lành, năm mới tốt đẹp. Ảnh: Vũ Phượng
Người Việt đến chùa ngày tết để cầu mong an lành, năm mới tốt đẹp. Ảnh: Vũ Phượng

Vì sao người Việt đi chùa ngày tết?

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, trụ trì tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho biết, người Việt đi chùa ngày tết vì nhiều lý do. Đầu tiên, vì là ngày đầu của năm mới, người ta muốn đặt chân đến nơi bình yên thánh thiện. Thứ hai, mọi người mong muốn dịp này mắt được tiếp xúc, tai được nghe kinh, nghe chuông và được nói những câu tốt đẹp nhất ở môi trường thánh thiện.

Bên cạnh đó, người Việt tin rằng việc đi đến những chỗ thánh thiện để gieo nhân thánh thiện, thì sẽ có được hoa trái của thánh thiện.

Đi chùa, người Việt có khuynh hướng cầu hạnh phúc, cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu thành đạt. Vị thượng tọa cho rằng đây đều là những "quả" theo quan niệm Phật giáo.

Ngôi chùa là nơi tâm linh, tốt đẹp, có Phật - Pháp - Tăng. Ảnh: Vũ Phượng
Ngôi chùa là nơi tâm linh, tốt đẹp, có Phật - Pháp - Tăng. Ảnh: Vũ Phượng

"Do vậy, muốn có quả thì phải có nhân. Các vị đi chùa tức là đang gieo nhân lành và mọi người muốn gieo nhân lành để gặt hái được những quả lành. Bà con Việt cũng thường có quan niệm, mang tính dân gian là ngày đầu của năm mới bước chân đi đâu thì cả năm đó mình hướng đến khuynh hướng đó. Người ta chọn ngôi chùa là chỗ tâm linh, tốt đẹp, có Phật - Pháp - Tăng hướng đến để cả một năm bình an được phù hộ và được sống trong an bình của giáo pháp Đức Phật", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.

Vì sao người Việt đi chùa ngày tết?

Đến chùa học gì trong ngày tết?

Theo trụ trì tu viện Khánh An, có một điểm chung mà mọi người có thể nhận thấy trong truyền thống Phật giáo, đó là ngày mùng 1 tết cũng là ngày ra đời của Đức Phật Di Lặc. Ngài có một tên khác nữa là Từ Thị, có nghĩa là dòng họ của từ bi. Điểm chung này đã làm cho việc đi chùa ngày tết gắn với đời sống tâm linh của người Việt.

Vị thượng tọa phân tích, hình ảnh Đức Phật Di Lặc trông rất vui, mới mẻ và sinh động. Đức Phật Di Lặc bụng bự, miệng cười tươi tắn. Về mặt hình tướng, người Việt cho rằng nhìn hình ảnh này người ta sẽ thấy niềm vui ở năm mới.

Nhiều gia đình giữ thói quen đi chùa ngày đầu năm mới. Ảnh: Vũ Phượng

Nhiều gia đình giữ thói quen đi chùa ngày đầu năm mới. Ảnh: Vũ Phượng

"Có một câu để ca ngợi hạnh nguyện của Đức Di Lặc là: Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ/Nụ cười hỷ xả, xả những điều khó xả ở thế gian. Bụng lớn về hình tướng nhưng bài học dạy chúng ta là phải kham nhẫn, phải chịu đựng và phải nhẫn nại trước những cái khó chấp nhận và phải khoan thứ những điều khó khoan thứ. Như vậy cuộc sống mới tốt đẹp hơn", thầy Trí Chơn phân tích.

Từ đó, trụ trì tu viện Khánh An cho rằng, khuynh hướng của con người là sống hay cố chấp, định kiến, thành kiến nên chúng ta rất khổ sở với điều này.

Vì vậy, hình ảnh nụ cười của Đức Phật Di Lặc dạy chúng ta hãy buông xả những điều khó xả ở trên thế gian, dung những điều khó dung tức là chúng ta học chấp nhận những điều khó chấp nhận và hãy xả những điều không cần thiết để bớt phiền não cho chính mình.

"Nếu làm được những điều này, chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn trong một giờ mới, một ngày mới, một năm mới. Do đó, người ta hay đi chùa đầu năm để mong có những điều vui vẻ, thiện hương đến với mình", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.