"Tàu ma" đầy hài cốt Maya trong truyện dân gian bất ngờ hiện hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện truyền miệng gần 2 thế kỷ về những chiến binh Maya thất trận, bị mất tích trên biển đã dẫn các nhà khảo cổ đến một xác "tàu ma" mà hàng thế hệ tìm kiếm trong vô vọng.
Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) vừa tuyên bố một xác "tàu ma" họ tìm thấy ở vùng nước nông thuộc bán đảo Yucatan chính là "La Unión", con tàu mà con cháu của người Maya gần 2 thế kỷ nay vẫn mong tìm kiếm.

Thợ lặn của INAH tiếp cận xác
Thợ lặn của INAH tiếp cận xác "tàu ma" - ảnh: INAH/AP
Tiến sĩ Helena Barba Meinecke từ INAH cho biết cuộc tìm kiếm bắt nguồn từ câu chuyện của cư dân Sisal, thuộc bán đảo Yucatan. Theo nhiều người, ông bà và cụ cố của họ, là những người mang dòng máu của tộc người Maya huyền thoại, luôn kể về một con tàu chạy bằng hơi nước mất tích trên biển, cướp đi sinh mạng của nhiều chiến binh Maya trong "Chiến tranh của các lâu đài", cuộc xung đột hàng thập kỷ trong đó người Mexico da trắng áp bức người bản địa.
Những chiến binh thất trận, là dân địa phương, cùng một số người liên quan đã bị đưa lên nhiều chuyến tàu, bán sang nước ngoài làm nô lệ với giá rẻ mạt. Trong đó có con tàu La Unión định mệnh, với thủy thủ đoàn gồm 80 người và hơn 60 nô lệ. Chỉ một nửa trong số đó sống sót.

Một góc độ khác của xác tàu. Nó đã bị hư hại nặng nề sau 170 năm bị biển khơi giam cầm - ảnh: EPA
Một góc độ khác của xác tàu. Nó đã bị hư hại nặng nề sau 170 năm bị biển khơi giam cầm - ảnh: EPA
Một ngư dân đã dẫn nhóm khảo cổ đến khu vực mà truyện dân gian chỉ ra rằng con tàu đã bị chìm, nhưng suốt nhiều thế hệ không ai tìm thấy. Lần này, khoa học đã may mắn. Năm 2017, những mảnh vỡ đầu tiên được phát hiện và được thu thập, phân tích cho đến nay. Nguyên nhân tàu đắm có thể là nồi hơi phát nổ.
Theo tiến sĩ Meinecke, con tàu được tìm thấy ở nơi khó ngờ đên: cách cảnh Sisal đông đúc chỉ 3,7 km và ở độ sâu chỉ 7 m. Đó là một chiếc tàu hơi nước có mái chèo. Theo các nhà khảo cổ, phát hiện này là rất có ý nghĩa với cư dân địa phương, nhất là những người mang dòng dõi Maya, vẫn luôn hy vọng tìm kiếm tung tích các vị tổ tiên anh hùng.
"Tàu ma" đã ở dưới đáy biển từ năm 1850, giữa "Cuộc chiến của các lâu đài" xảy ra từ năm 1847-1901 ở khu vực này.
Anh Thư (Theo The Guardian, ABC News, 9News/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.