Tập thể dục bao lâu để ngừa Alzheimer?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoạt động thể chất (bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội và thể dục nhịp điệu) ít nhất 2 tiếng rưỡi mỗi tuần có thể giúp trì hoãn tình trạng suy giảm nhận thức và ngăn ngừa bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ).

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Alzheimer - một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ - cho biết hoạt động thể chất ít nhất 150 phút/tuần giúp tăng cường phát triển nhận thức và giảm sa sút trí nhớ.


Các chuyên gia khảo sát ở hai nhóm: một nhóm rèn luyện thể chất nhiều (hơn 150 phút/tuần) và nhóm tập luyện ít (chưa tới 150 phút/tuần).

Kết quả là ở nhóm tập thể dục nhiều, hàm lượng các chất gây bệnh Alzheimer giảm đáng kể so với nhóm ít tập.

Việc luyện tập thể dục thậm chí có lợi ngay cả đối với những người sở hữu các loại gien làm tăng nguy cơ bị Alzheimer, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Alzheimer's and Dementia.

M/D (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.