Tạp bút: Tản mạn mùa mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mì là cây trồng phổ biến ở Krông Pa bởi chịu được nắng hạn và thời tiết khô nóng ở nơi đây. Hầu như nhà nào nơi vùng đất “chảo lửa” này cũng trồng mì, ít thì 1-2 ha, nhiều thì lên đến 7-8 ha.
Tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống xua tan đi cái không khí ngột ngạt, nóng bức cũng là lúc vào vụ trồng mì. Ngay từ khi trời còn tối đất, những chiếc máy cày đã theo chân bà con nông dân ra đồng. Tiếng ầm ì của máy xua tan đi không khí tĩnh mịch của màn đêm, cần mẫn lật lên những luống đất thẳng tắp, xốp tơi, rười rượi một màu tươi mới.
Trước sân nhà, những hom mì giống được gom lại thành từng bó dựng chụm đầu vào nhau thành thế chân kiềng. Ở đầu ngọn, từng đọt lá xanh tươi, mỡ màng. Hiện nay, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người nông dân không chặt cây mì giống theo cách thủ công nữa mà dùng máy xén. Chỉ cần đưa cây mì vào, máy sẽ xén thành từng khúc ngắn đều tăm tắp gọn gàng giúp rút ngắn thời gian và công sức. Dưới ánh nắng mát dịu của buổi ban mai, công việc trồng mì được làm theo dây chuyền: người đi trước đào hố, người đi sau bỏ hom cây giống, người sau nữa có nhiệm vụ lấp đất. Công việc nhịp nhàng, cứ lặp lại như thế cho đến khi trồng xong rẫy mì. Mặt trời đứng bóng cũng là lúc người nông dân hoàn thành công việc, dừng tay lau vội giọt mồ hôi vừa đọng trên má, rồi chiêm ngắm thành quả lao động của mình.
 Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Chỉ sau khoảng 2 tuần, tôi đã thấy những mầm non nhú lên khỏi mặt đất. Dưới bàn tay vun xới của người nông dân, cây mì cứ thế lớn nhanh. Lúc này, một màu xanh bát ngát bao trùm khắp vùng. Giống mì cao sản thân trắng, lá xanh, mang lại năng suất cao nhưng chỉ dùng chế biến thực phẩm cho ngành chăn nuôi. Giống mì gòn củ ăn được thì thân đỏ, lá gân đỏ là món quà quê ý nghĩa những ngày mưa gió. Thật tuyệt vời biết bao vào một chiều mưa rả rích, bác hàng xóm đem cho vài củ mì gòn. Tôi đem bóc vỏ ngâm với nước pha muối loãng để củ mì được trắng rồi đem đi hấp. Chỉ một lúc sau, nồi củ mì bở tơi nghi ngút hương thơm. Tôi thắng hành phi thơm lừng vàng ruộm, xào lá hẹ cắt nhỏ rưới lên trên củ mì. Rủ vài người bạn cùng nhau thưởng thức thì đó quả là một món ăn chơi hấp dẫn vô cùng.
Đối với bà con nông dân, không chỉ củ mì, mà ngay những ngọn lá non từ bao lâu nay đã trở thành món ăn thân thuộc, gắn bó, trở thành nỗi nhớ, thành ký ức không quên của bao người. Những ngọn lá non ấy, ta đem vò kỹ mà nấu với thịt bò, cà đắng, măng rừng, hoa đu đủ đực, ớt xiêm tạo nên một món ăn kích thích vị giác. Bởi thế, lá mì xào ăn với bát cơm lúa mới dẻo thơm đã trở thành món ngon tuyệt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho những người dân nơi đây. Với những cô con gái thì lại có thêm niềm vui khác, khi lá mì lại là món đồ trang sức dân dã mang lại niềm vui trẻ thơ. Tôi nhớ mãi hình ảnh cô con gái nhỏ của mình bẻ qua, bẻ lại cọng lá mì tạo thành chiếc vòng đeo vào tay, vào cổ, lắc qua lắc lại vui vẻ chuyện trò. Nhìn cái vẻ hồn nhiên của con, tôi như sống lại tuổi thơ nghèo khó của mình. Món quà đơn sơ kết nối tình yêu hai thế hệ gắn bó với loài cây thân thuộc của quê hương.
Trong cuộc sống của người nông dân, mì là loại cây xóa đói giảm nghèo gắn bó bao đời. Trước đây, giá mì tươi thấp, người dân thường làm mì khô. Mì nhổ về chất thành đống, cả gia đình tập trung ngồi cạo, rồi phơi. Thời tiết nắng ráo thuận lợi cho việc phơi mì nhưng khiến làn da người nông dân sạm đen, lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Năm nay, thêm nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì mọc lên trên đất Krông Pa. Nhu cầu thu mua mì tươi lớn, giá cả ổn định nên người nông dân chuyển sang bán mì tươi trực tiếp cho nhà máy. Xe vào tận rẫy để thu mua. Người dân cũng đổi công để thu hoạch cùng nhau góp sức cho vụ mùa thêm thuận lợi, suôn sẻ.
Cây mì có ý nghĩa vô cùng đối với đời sống người dân quê tôi, với tuổi thơ của những đứa trẻ trên vùng “chảo lửa”. Chính vì thế, khi mỗi mùa mưa bắt đầu, lòng tôi lại thao thức cho một vụ mì mới, lòng cầu mong mưa thuận gió hòa để nông dân được mùa, bớt đi những lo toan, vất vả.
 MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null