Tạp bút : Ngày bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng cuối ngày hắt vào khung cổng màu trắng, nắng tưới trên những bụi hồng gai như làm cho màu cánh hồng cứng cáp hơn. Lan man, thoang thoảng trong gió những làn hương thơm mát.
Vì muốn con có không gian chơi đùa, hít thở không khí trong lành nên vợ chồng tôi chuyển nhà ra ngoại thành, nơi có những ngôi làng Jrai thuần hậu. Lũ trẻ con đứa béo, đứa gầy, đứa trắng xinh, đứa đen nhẻm nhưng cứ chiều đến là những cánh cổng đều mở rộng để chúng ùa vào nhau. Chúng hồn nhiên chơi đùa, hắt nước, đuổi bắt ầm ĩ… dù nói lẫn những thứ tiếng khác nhau. Có hôm con trai tôi thắc mắc: “Mẹ ơi, chị hàng xóm nói hai thứ tiếng, con không hiểu”, tôi lại giảng giải cho con về sự khác biệt ngôn ngữ trong những mảng màu văn hóa của người Việt. Nhìn chúng, tôi trộm nghĩ, có khi người lớn phải học trẻ con về sự hòa đồng, không phân biệt đối xử. Chúng chẳng biết đâu là giàu nghèo, xấu đẹp, chúng chơi với nhau thân thiết bởi lẽ thứ chúng giao tiếp với nhau không đơn thuần là ngôn ngữ mà còn là cử chỉ, ánh mắt, sự quan tâm và cả sự nhạy cảm thuần khiết của con trẻ. Trên tay mẹ, con gái tôi mới 3 tháng tuổi cũng tròn miệng ô a theo các anh chị hò hét, chạy nháo nhác ngoài kia.
 Minh họa: Huyền trang
Minh họa: Huyền trang
Nắng tắt hẳn, tôi ngồi lặng thinh nghe tiếng mấy con muỗi vo ve, tiếng đàn chim đập cánh tìm về tổ sau một ngày mỏi mệt, tiếng gió đùa lá cây vi vu trong ráng chiều. Nhà nhà bật điện sáng, tiếng mẹ gọi con về tắm vang lên từ đầu ngõ. Tôi phải gọi vài lần mới thấy con trai lấm lem mò về, người nhễ nhại mồ hôi. Tiếng nồi cơm lục bục, tiếng nồi áp suất hầm trên bếp kêu xì xì lẫn thanh âm của những loài côn trùng đợi ngày tắt nắng xen lẫn vào suy nghĩ của tôi. Thầm nghĩ, con chim thuộc về rừng cây nhưng nó cũng chỉ cần một cành cây be bé để xây tổ, con cá cần có nước để sinh tồn nhưng không cần cả dòng sông. Vậy hà cớ chi con người phải đua tranh, ghen ghét để mà giành giật vụ lợi? Đến khi nào người ta mới biết yêu thương nhau là đến bên nhau, nhìn sâu vào mắt nhau hay nắm tay nhau một cái thật ấm? Một bữa cơm ngon không cần nhiều cao lương mỹ vị mà có khi chỉ là mấy món vợ chồng cùng nhau vào bếp để vừa nấu vừa trò chuyện. Bữa tối dọn trên mâm toàn đồ thơm ngọt vì người đầu bếp chính của gia đình đã tẩm ướp vào đó tình yêu chân thành, cả nhà vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả, khép lại ngoài kia những ồn ã của đời sống phố thị…
Tôi vẫn nói với bạn bè mình rằng, tôi không ước gì nhiều, chỉ mong một cuộc sống bình yên. Đôi lúc tôi cũng tự so sánh, sao nhà người ta thế này, thế kia, cũng đắn đo với những chiếc áo lộng lẫy trong một cửa hiệu sang trọng nhưng rồi lại thôi… Tự ngộ, cuộc sống sẽ đầy đủ khi ta bình thản trong suy nghĩ. Đơn giản như buổi chiều này, ngoài phố người ta vẫn hối hả đi về, trong cuộc chuyện trò vẫn nói về giá xăng, giá điện. Với tôi, chiều về thấy con cười tít mắt, miệng chúm chím chào mẹ rồi chạy ra ngõ chơi đùa cùng đám trẻ nhà bên, được quây quần cùng những người thân yêu trong bữa cơm tối đã là đủ yên bình cho một ngày vừa tắt nắng.
 THIỀU TÚ UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.