Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay ở mức 7,5%. Tuy nhiên, khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm, dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,5% do các đối tác thương mại lớn suy yếu. Vì vậy, tiếp tục cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp là một trong những nhóm giải pháp quan trọng để kinh tế-xã hội phục hồi và phát triển nhanh, bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.

Với quyết tâm duy trì sự ổn định để phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Việt Nam thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng đứng đầu khu vực châu Á. Những dự báo, nhận định của các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển của nước ta đã trở thành hiện thực qua những con số thống kê thuyết phục từ kết quả kinh tế 11 tháng qua và dự báo hết năm nay như: tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ đạt khoảng 7,5%, kim ngạch xuất-nhập khẩu đến giữa tháng 12 đã vượt mốc 700 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục là cường quốc trong top 30 về thương mại toàn cầu, khả năng xuất siêu trên 10 tỷ USD; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng cao với 19,7 tỷ USD trong 11 tháng.

Trong 11 tháng năm 2022, cả nước có 137,8 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số 909 ngàn lao động, tăng 30,4% về số doanh nghiệp và tăng 15,9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Tính chung số doanh nghiệp gia nhập thị trường 11 tháng năm nay tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Ngoài yếu tố khách quan từ thị trường thì những rào cản trong môi trường kinh doanh có xu hướng quay trở lại, một số điều kiện kinh doanh biến tướng, trở thành rào cản mới. Doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những rủi ro từ các quy định pháp luật, văn bản chồng chéo chưa được tháo gỡ.

Trong năm, nổi lên những câu chuyện về các doanh nghiệp ngành gỗ, cao su-những lĩnh vực trong nhóm xuất khẩu “tỷ đô”-gặp khó khi làm thủ tục hoàn thuế do không thống nhất giữa các ngành, dẫn đến một số doanh nghiệp phải ngừng xuất khẩu, hoạt động cầm chừng. Các doanh nghiệp thực phẩm thì phải tuân thủ quy định như “muối dùng trong chế biến phải được tăng cường i ốt”, “bột mì phải được tăng cường sắt và kẽm”… khiến họ phải đầu tư thêm dây chuyền tốn kém.

Nhìn lại hàng loạt những vướng mắc được chỉ ra trong Nghị quyết số 02 của Chính phủ ban hành từ đầu năm về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 thấy có những việc chưa được thực thi bao nhiêu. Như yêu cầu chú trọng giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật; tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tại hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, những hạn chế trong việc thực thi Nghị quyết số 02 đã được thẳng thắn nhận diện: “Cải cách ở các bộ, ngành có dấu hiệu chững lại. Ở một số lĩnh vực, rào cản thậm chí còn nặng nề hơn, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả với cán bộ thực thi. Vì thế, niềm tin của doanh nghiệp vào cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh còn mong manh”.

Với cộng đồng doanh nghiệp, khó khăn phía trước còn nhiều. Ngoài sự nỗ lực, chủ động của doanh nghiệp đã thể hiện rất ấn tượng thời gian qua trong nỗ lực phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19 thì những chính sách thiết thực, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp cần được ban hành, triển khai kịp thời. Cần xốc lại tinh thần và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tăng cường đối thoại, tìm kiếm những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là những khuyến nghị từ các chuyên gia kinh tế và cũng là đòi hỏi của cuộc sống để kinh tế Việt Nam tiếp tục vững vàng, môi trường vĩ mô ổn định, trụ vững và vượt qua được những cú sốc từ bên ngoài, tiếp tục đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của năm 2023.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam