Tăng thu nhập nhờ mô hình VAC

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cải tạo 2.500 m2 đất ruộng bậc thang thuộc tổ 17 (phường Yên Thế, TP. Pleiku), anh Lương Thế Sinh mở trang trại mô hình VAC. “Với thế đất như vậy, làm lúa nước cũng dở, trồng hoa màu hay cây công nghiệp cũng không xong bởi chất lượng đất và diện tích khiêm tốn. Do đó, tôi chọn giải pháp làm kinh tế VAC”-anh Sinh nói.

 Đàn vịt trời ở trang trại của anh Sinh. Ảnh: Đ.P
Đàn vịt trời ở trang trại của anh Sinh. Ảnh: Đ.P

Ao có diện tích mặt 700 m2, nguồn nước tự nhiên, chủ động mực nước dù mùa khô hay mưa, được thả cá lóc, trắm, chép, rô phi, mè. Anh Sinh cho biết: “Mẻ đầu tiên (đầu năm 2005), tôi chỉ thả mỗi loại 500 con giống, là để thăm dò nguồn nước. Đợi đến dịp Tết thì thu hoạch, lãi ròng hơn 10 triệu đồng. Thế là tốt rồi. Các lứa tiếp theo, tôi thả với số lượng gấp đôi, đầu tư thêm thức ăn, cứ sau 6 tháng thì thu hoạch”. Dọc theo một cạnh ao, anh Sinh làm chuồng nuôi vịt trời, vịt giống và vịt thịt. Nhà có máy ấp trứng công suất 10.000 quả/lượt. Vịt đẻ lấy trứng cho ấp nở, phân phối đến nơi có nhu cầu với giá 13.000 đồng/con. Mỗi tháng cơ sở của anh Sinh bán ra 7.000-1.000 con vịt giống.

Cách nuôi vịt trời của anh Sinh hệt như người ta nuôi vịt nhà. Trong khi trò chuyện với nhau bên bàn nước, quan sát ao chuồng, người đàn ông quản lý trang trại mở mành vịt, cứ thế cả đàn lớp chạy, lớp bay sà xuống mặt ao không rào chắn lặn ngụp, nô đùa. “Tuy là vịt trời nhưng chúng được thuần hóa nhiều thế hệ nên đã quên mất bản năng “về trời”-anh Thanh nói về đàn vịt trời. Vịt trời ở đây được nuôi theo hướng thực phẩm sạch. Thức ăn chủ yếu là lúa, bắp, rau xanh.

Trang trại còn nuôi cả dê lai và bồ câu Pháp. “Tôi sẽ tăng đàn dê khi mà vườn cây xoan đào xung quanh trang trại khép tán”-chủ nhân cho biết thêm.

Nói về ý tưởng thực hiện mô hình kinh tế hộ này, anh Sinh cho biết: “Trước đây, tôi là lái buôn vịt trời, lấy nguồn vịt thịt và cả vịt giống từ ngoài Bắc vào bán. Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, tôi bỏ ra ít vốn đầu tư trang trại này như là trạm trung chuyển nguồn hàng. Mô hình VAC này góp phần cải thiện đời sống gia đình với nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.