Tặng báo cho các hội, đoàn thể: Hiệu quả thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Ban Biên tập Báo Gia Lai đã vận động các đơn vị, doanh nghiệp mua tờ báo của Đảng bộ tỉnh để tặng các chi hội Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Việc làm này đã góp phần lan tỏa thông tin chính thống đến với người dân vùng sâu, vùng xa.
Sáng kiến hay
Thượng tá Khuất Bá Cao-Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn 15-cho biết: Xác định báo Đảng là tài liệu cung cấp những thông tin thời sự chính thống, quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân nên cán bộ, chiến sĩ của Binh đoàn luôn ưu tiên đọc báo Gia Lai vào mỗi sáng. Cùng với đó, đơn vị còn tặng báo Gia Lai cho 89 chi hội Cựu chiến binh trong tỉnh. Nói về mục đích, ý nghĩa của việc này, Thượng tá Khuất Bá Cao chia sẻ: “Hội Cựu chiến binh là lực lượng nòng cốt, gương mẫu đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; tham gia giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở. Khi được tiếp cận thông tin chính thống, đa dạng trên báo chí, hội viên sẽ nắm bắt kịp thời về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, hiểu rõ hơn về âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch để góp phần tuyên truyền, vận động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc cập nhật những tin tức, mô hình mới, nhiều hội viên cựu chiến binh sẽ tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau thoát nghèo…”.
Tương tự, trò chuyện với P.V về việc tặng báo Gia Lai cho 75 chi hội Phụ nữ ở các xã khó khăn, ông Trương Văn Thiêng-Chủ tịch Hội đồng Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Gia Lai-khẳng định: Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không chỉ vun vén, “giữ lửa” hạnh phúc gia đình mà ngày càng khẳng định vị thế ngoài xã hội, thể hiện qua các phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”… Tuy nhiên, hiện nay, nhiều phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn về kinh tế, chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin báo chí, khoa học công nghệ… Do vậy, Công ty đã trích một phần kinh phí để tài trợ báo Gia Lai cho 75 chi hội Phụ nữ ở các xã khó khăn. “Qua báo chí, họ sẽ nắm bắt được các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho phụ nữ vùng khó như: liên kết đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn, các chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển kinh tế gia đình, các chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, học hỏi kinh nghiệm từ gương sản xuất kinh doanh giỏi, các điển hình tiên tiến… Từ đó, họ có thêm kiến thức, động lực để vươn lên trong cuộc sống”-ông Thiêng kỳ vọng.   
Cựu chiến binh Hoàng Bá Sự (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) đọc báo Gia Lai mỗi ngày. Ảnh: Lệ Hằng
Cựu chiến binh Hoàng Bá Sự (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) đọc báo Gia Lai mỗi ngày. Ảnh: Lệ Hằng
Hiệu quả thiết thực
Nhận xét về hiệu quả mang lại từ sáng kiến tặng báo của các đơn vị, doanh nghiệp, ông Hoàng Đức Trí-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Ia Grai-cho hay: “Trên báo Gia Lai có nhiều thông tin thời sự nhanh nhạy, nhiều chuyên mục hay cùng các mô hình phát triển kinh tế và gương người tốt-việc tốt rất thiết thực. Trong số đó có nhiều gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, giúp nhau thoát nghèo, tạo động lực để các hội viên vươn lên, đóng góp vào thành tích chung trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà”. Bà Nguyễn Thị Đến-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Pal (huyện Chư Sê) cũng chia sẻ: “Chúng tôi được tặng báo Gia Lai từ năm 2016 đến nay. Nhờ vậy, các chi hội trưởng nắm bắt được nhiều thông tin kịp thời, nhất là về công tác phụ nữ để tuyên truyền đến hội viên. Hội cũng đã học tập, áp dụng nhiều mô hình, sáng kiến hay từ các địa phương khác như: vận động phụ nữ mỗi nhà trồng một vườn rau xanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trồng cây ăn quả… Chúng tôi rất mong các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tặng báo thường xuyên”.
Nhà báo Khuất Đình Viện-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai-nhận định: Các hội, đoàn thể ở cơ sở rất cần thông tin, nhất là những người làm công tác tuyên truyền, vận động. Tuy nhiên, cái khó của họ là không có kinh phí mua báo. Do vậy, Ban Biên tập Báo Gia Lai đã kết nối với các doanh nghiệp để vận động hỗ trợ bằng cách tặng báo Gia Lai, giúp người dân tiếp cận thông tin chính thống một cách nhanh nhất. “Tuy số lượng báo tặng cho các đơn vị mỗi kỳ chưa nhiều, nhưng rất đáng quý đối với cơ sở. Hơn nữa, càng có nhiều người đọc, nhiều ý kiến phản hồi thì Báo Gia Lai có cơ sở để đổi mới nhằm phục vụ tốt hơn. Đây là cách làm hay mà không phải báo nào cũng làm được, qua đó góp phần tăng chỉ số phát hành, đưa Báo Gia Lai trở thành đơn vị đứng đầu hệ thống báo Đảng khu vực miền Trung-Tây Nguyên về số lượng phát hành gần 11 ngàn tờ/kỳ”-nhà báo Khuất Đình Viện cho biết.
LỆ HẰNG

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).