"Tan chảy" với tranh sơn dầu Trần Trung Lĩnh "Trong gian khó có điều ngọt ngào"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ vừa xuất hiện trên mạng xã hội vài ngày nhưng chùm tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Trung Lĩnh đã làm "tan chảy" trái tim yêu mỹ thuật của cộng đồng mạng.

Họa sĩ Trần Trung Lĩnh theo đuổi trường phái biểu hiện để vẽ về những ngày TP HCM siết chặt giãn cách xã hội và mong muốn dùng ngôn ngữ mỹ thuật của mình chuyển tải thông điệp yêu thương. Chỉ với chiếc iPad quen thuộc, Trần Trung Lĩnh đã thể hiện nhiều góc cạnh cuộc sống nhưng với anh rất đổi trìu mến của thành phố trong những ngày dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

 

"Sài Gòn tử tế - Cơm hộp ai cần cứ lấy"
"Sài Gòn tử tế - Cơm hộp ai cần cứ lấy"


Đó là những câu chuyện được Trần Trung Lĩnh vẽ lại và tạo được sức lan tỏa. Anh được giới chuyên môn đánh giá cao qua nét vẽ rất chân thật và có hồn. "Những điều dễ cưng" của TP HCM đi vào tranh sơn dầu của Trần Trung Lĩnh mang ý nghĩa bao dung của người dân thành phố giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.

Hình ảnh khu chợ 0 đồng, bình trà đá miễn phí đặt bên vệ đường, chiếc bàn chất đầy hộp cơm mời người đi đường "ai cần cứ lấy", rồi "trạm cứu hộ" giúp sửa chữa xe máy ngập nước cho bà con miễn phí... trong tranh của Trần Trung Lĩnh cho thấy TP HCM dù đang căng mình chống chọi đại dịch nhưng vẫn luôn dạt dào yêu thương và đầy cảm xúc.


 

 Bức tranh về MC Quyền Linh
Bức tranh về MC Quyền Linh "Lúc nào khó cũng thấy có anh"



MC Quyền Linh không khỏi xúc động khi xem bức tranh sơn dầu mà Trần Trung Lĩnh vẽ về mình. "Tôi bất ngờ đến rơi nước mắt. Giữa nhiều khó khăn hiện nay của người dân, tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Trung Lĩnh đã đặc tả rất đẹp hình ảnh những người không hề bi lụy mà toát lên nghị lực phì thường" - MC Quyền Linh bày tỏ.

 

"Trong khố khó có điều ngọt ngào"
"Trong khố khó có điều ngọt ngào"


Với chủ đề "Trong gian khó có điều ngọt ngào", những câu chuyện cảm động từ tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Trung Lĩnh góp phần cùng nhiều văn nghệ sĩ lan tỏa nghĩa tình của người dân TP HCM trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Dưới đây là một số bức tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Trung Lĩnh.


 

 
 
 
 
Bức tranh
Bức tranh "Tình thương là món quà lớn nhất của nhân loại"


Theo Thanh Hiệp (ảnh do NSCC/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.