Tại sao WHO kêu gọi không nên tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 3 lúc này?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12.7 cho rằng các nước giàu không nên đặt hàng thêm liều vắc xin Covid-19 để tiêm bổ sung cho dân số đã được tiêm 2 liều trong lúc nhiều nước khác chưa nhận được loại vắc xin này.

 
 Cảnh tiêm vắc xin của Pfizer ở Israel - Ảnh: Reuters
Cảnh tiêm vắc xin của Pfizer ở Israel - Ảnh: Reuters



Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12.7 cảnh báo số ca Covid-19 tử vong lại tăng lên, biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh đang trở thành nguồn lây bệnh chính và nhiều quốc gia chưa nhận đủ liều để bảo vệ nhân viên y tế của họ, theo Reuters.

“Khoảng cách toàn cầu về nguồn cung vắc xin Covid-19 mang tính không bình đẳng rất lớn. Một số nước và khu vực thật sự đang đặt thêm hàng triệu liều để tiêm bổ sung, trước khi nhiều nước khác có nguồn cung vắc xin để tiêm cho nhân viên y tế của họ và những người có nguy cơ bị lây nhiễm nhiều nhất”, ông Tedros khẳng định.

Ông Tedros đưa ra tuyên bố trên sau khi AP đưa tin công ty Pfizer hồi tuần trước cho hay nghiên cứu mới của công ty cho thấy sau khi tiêm liều vắc xin thứ 3, kháng thể của người được tiêm tăng lên từ 5-10 lần so với việc tiêm 2 liều.


 

[VIDEO] Pfizer muốn tiêm mũi bổ sung thứ 3 vắc xin Covid-19 ở Mỹ, công hiệu có thể giảm vì chủng Delta



Trong khi đó, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan ngày 12.7 cho hay WHO không thấy có bằng chứng cho thấy việc tiêm liều bổ sung cho những người đã được tiêm đủ 2 liệu là cần thiết. “Việc tiêm liều bổ sung phải được dựa trên khoa học và dữ liệu, không phải dựa vào những công ty tuyên bố rằng đối với vắc xin của họ cần tiêm liều bổ sung”, bà Swaminathan nhấn mạnh.

Reuters dẫn thông báo từ Cục dược và thực phẩm cùng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ nhấn mạnh những người đã được tiêm đủ 2 liều không cần tiêm mũi bổ sung vào thời điểm này.

Hôm 11.7, Bộ trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz thông báo những người đã tiêm 2 liều vắc xin của Pfizer và có hệ miễn dịch yếu có thể tiêm mũi thứ 3, nhưng cho hay giới chức vẫn còn cân nhắc liệu có nên cho phép đại đa số dân chúng tiêm liều bổ sung hay không, theo AFP.

Theo Văn Khoa (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).