Tại sao có nhiều người ho kéo dài?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mọi người thường bị ho do cảm và sẽ khỏi trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, một số người có thể ho kéo dài. Tùy vào nguyên nhân gây ra ho mà các biện pháp tự nhiên như uống trà gừng mật ong hoặc các loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm ho.

Sau đây là một số lý do khiến cơn ho kéo dài, theo tờ Times of India (Ấn Độ).

Bị nhiễm trùng trong quá khứ

Sau khi hết cảm lạnh hoặc cúm, vẫn cần thêm thời gian để khỏi bệnh hẳn. Lúc này, ho là cách cơ thể làm sạch phổi góp phần chữa bệnh.

Hút thuốc

Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho mạn tính. Chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các vấn đề khác gây ho, như hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp. Với những người hút thuốc, ho có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của các vấn đề sức khỏe như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng. Ảnh: Shutterstock

Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng. Ảnh: Shutterstock

Lưu ý, người không hút thuốc cũng nên tránh xa khói thuốc vì cũng có thể dẫn đến ho, khó thở.

Viêm phổi

Viêm phổi có thể dẫn đến ho khan hoặc ho có đờm. Cùng với ho, các triệu chứng viêm phổi khác có thể bao gồm sốt, đổ mồ hôi và khó thở.

Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi. Ho kéo dài từ 3 tuần trở lên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao. Các triệu chứng khác của bệnh lao bao gồm đau ngực, sụt cân không chủ ý, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm, ớn lạnh và chán ăn. Ngoài phổi, bệnh lao cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như thận, cột sống hoặc não.

Ung thư phổi

Ung thư phổi có thể dẫn đến ho dai dẳng hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Ngoài ho, bệnh nhân ung thư phổi còn có thể bị đau ngực, thở khò khè, khó thở hoặc sụt cân. Một số người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi ung thư tiến triển.

Điều quan trọng là đừng tự điều trị. Tốt nhất, hãy gặp bác sĩ để có các phương pháp điều trị trong trường hợp cơn ho kéo dài không dứt, theo Times of India.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.