Tái hiện lễ Nguyên đán chốn hoàng cung triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần đầu tiên Lễ Nguyên đán ở Hoàng cung triều Nguyễn được tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa thực cảnh.
'Binh lính, quần thần' tham dự lễ Nguyên đán được tái hiện.
'Binh lính, quần thần' tham dự lễ Nguyên đán được tái hiện.
Chương trình được thực hiện như một sự kế thừa những giá trị nhân văn, tinh thần lạc quan đón năm mới từ các bậc tiền nhân và làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Sáng 2.2 tại điện Thái Hòa, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ Nguyên đán thời Nguyễn dưới hình thức sân khấu hóa thực cảnh bằng thủ pháp đồng hiện.
Vào thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), Nguyên đán là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh. Theo sử liệu, để chuẩn bị cho lễ Nguyên đán, Bộ Lễ chuẩn bị các nghi vệ, tự khí đặt ở đại triều ở điện Thái Hòa, đặt ở thường triều ở điện Cần Chánh. Chương trình thực cảnh được tái hiện với sự tham gia diễn xuất từ đội ngũ chủ chốt những nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Các vai được thể hiện như quan văn quan võ, thân công hoàng tử, quan truyền chỉ, quan Bộ Lễ cùng đông đảo đại thần, triều thần...
Khởi đầu chương trình, nhà vua xa giá từ điện Cần Chánh, ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ... Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua. Các quan truyền chỉ ban ân của vua trong dịp Nguyên đán với các nghi thức trang nghiêm gắn với các tiết mục đại nhạc, tiểu nhạc.
Phần thứ hai, nhà vua rời khỏi điện Thái Hòa về lại điện Cần Chánh để tiếp tục các nghi thức Nguyên đán. Tại đây, các hoàng đệ và hoàng tử nhỏ tuổi, thân công, hoàng tử sẽ lạy mừng vua. Tiếp đó là phần tuyên chỉ ban yến tiệc và thưởng xuân của nhà vua. Cuối cùng là các cuộc yến tiệc do vua ban sẽ diễn ra ở điện Cần Chánh và Tả Vu, Hữu Vu, Tả Đãi Lậu Viện, Hữu Đãi Lậu Viện.
Cả 2 nội dung tái hiện này đều được diễn ra tại một địa điểm là điện Thái Hòa. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế lý giải điều này vừa phù hợp với thực tế (vì hiện không còn điện Cần Chánh), vừa phù hợp việc phục vụ du lịch. Tái hiện này không phục dựng, phục hồi lễ Nguyên đán một cách nguyên bản vì nhiều điều kiện không cho phép cũng như không phù hợp yêu cầu thực tế. Vì vậy, yếu tố dẫn chuyện có ý nghĩa vừa nối kết, vừa thuyết minh, diễn giải và dẫn dắt nội dung để định hướng cho người thưởng lãm. Đáng chú ý, kịch bản được dàn dựng có lồng ghép những yếu tố “thời sự” như lời nhắc nhở quần thần, dân chúng cùng nhau vượt qua khó khăn, như lời truyền chỉ vua ban: “Trẫm từ ngày nối nghiệp, nhận lấy mệnh trời; noi đức Hoàng khảo/Việc Cần Chánh lo liệu hết lòng/Việc trọng nông chuyên tâm hết mực/Đã định lệ Ban Sóc, đã khuôn phép tịch điền/Mà năm qua bão lũ liên miên/Lại còn thêm họa mầm dịch bệnh/Đã yên ủi tỉnh thành gặp thiên tai lũ lụt/Đã ủy lạo mở kho lương cứu đói dân tình... Thu rũ đông tàn khép lại cùng năm cũ/Xuân sang Tết đến mở sáng cõi đất trời”.
Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, thông điệp mà chương trình muốn gửi gắm là tôn vinh vẻ đẹp của di sản, mà trên hết là những giá trị nhân văn, giá trị tinh thần của một lễ hội. Qua đó tạo ra một không khí đầu xuân, một sự khởi đầu mới với niềm hy vọng mang những dự báo tốt đẹp cho năm mới.
Đình Toàn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.