Tái hiện 4.000 năm sử Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cầm trên tay cuốn sách Việt sử diễn họa (Comicola và NXB Văn hóa - Văn nghệ) không ít người phải trầm trồ bởi những hình vẽ công phu, đẹp mắt và mang tính thuần Việt. Đặc biệt, cuốn sách được thực hiện theo phương thức diễn họa: kết hợp giữa tranh minh họa và nội dung, từ đó tái hiện lại 4.000 năm sử Việt, từ thuở hồng hoang mở nước cho tới năm 1945.  

 



Tác giả của cuốn sách trên là họa sĩ 9X Thanh Huyên (bút danh Comet Withouse), tốt nghiệp ngành quản lý đất đai. Trước khi ra mắt Việt sử diễn họa, Thanh Huyên đã có thời gian vẽ phong cảnh cho khoảng 200 tập phim hoạt hình lịch sử Hào khí ngàn năm phát trên VTV1, mỗi tập có độ dài 5 phút.

“Trong thời gian vẽ tranh cho phim hoạt hình Hào khí ngàn năm, tôi được một người anh giới thiệu tham gia nhóm Đại Việt cổ phong để nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc vẽ. Khi tham gia vào đó, tôi nhận ra các bạn có cách kể chuyện và nghiên cứu lịch sử rất hay; đặc biệt là nguồn thông tin về trang phục Việt rất đa dạng và độc đáo”, Thanh Huyên kể.

Vốn là tay ngang nên việc tham gia vào Đại Việt cổ phong có ý nghĩa rất lớn với Thanh Huyên. Nguồn tư liệu cùng những câu chuyện từ nhóm đã mở ra cho cô hành trình nghiên cứu, tìm hiểu rồi vẽ lại trang phục cổ, lâu dần trở thành đam mê. Chính vì vậy, những hình ảnh về trang phục Việt qua các thời kỳ có thể xem là điểm nhấn đặc biệt của Việt sử diễn họa.

“Nội dung cuốn sách không có gì quá cao siêu vì tôi khai thác nguồn sử liệu từ sách giáo khoa cũng như các cuốn sách chính sử đã được xuất bản. Cuốn sách kể chuyện sử một cách gần gũi, giản dị, không mang tính hàn lâm hay nghiên cứu. Nhưng điều đặc biệt ở cuốn sách này chính là phần trang phục với những họa tiết tỉ mỉ”, Thanh Huyên chia sẻ.

Nói về ý tưởng ra đời của Việt sử diễn họa, Thanh Huyên cho biết: “Một ngày nọ, tôi tình cờ mua được cuốn 365 chuyện kể ngày đêm dành cho thiếu nhi, hình vẽ trong sách do một họa sĩ nước ngoài thực hiện và thực sự rất đẹp. Lúc đó tôi nghĩ nếu như mình có thể truyền tải lịch sử Việt Nam theo một phong cách như thế này các em sẽ rất thích và các em có thể tiếp thu sử Việt dễ dàng hơn là ngồi đọc rất nhiều chữ”.

Ấp ủ ý tưởng từ lâu, nhưng phải đến tháng 10-2020, Thanh Huyên mới bắt tay thực hiện. Huyên cho biết, hy vọng có một cuốn sách của riêng mình từ lâu, nhưng vì thời gian không có nên hy vọng đó vẫn nằm trong đầu. Thời gian đó, cô đã có một quyết định khá táo bạo là nghỉ việc ở công ty để chuyên tâm thực hiện cuốn sách của mình.

“Nếu vừa đi làm vừa thực hiện cuốn sách này thì không thể kham nổi vì khối lượng tranh rất nhiều, có nhiều trận đánh lớn mà tôi phải nghiên cứu tài liệu cũng như vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Tôi cho rằng, đây chính là thời điểm để mình thực hiện ước mơ mà mình hằng ấp ủ”, Thanh Huyên lý giải.

Có thể nói, Việt sử diễn họa là một nỗ lực đáng ghi nhận của Thanh Huyên khi đã tái hiện 4.000 năm sử Việt trong hơn 200 trang sách với những hình vẽ được chăm chút tỉ mỉ và công phu. Cuốn sách không chỉ phù hợp với các em nhỏ mà còn mở ra một cánh cửa dành cho những ai quan tâm đến sử Việt.

 

Theo QUỲNH YÊN (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.