Tái bản cuốn sách của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về 'nghề' lãnh đạo, quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 5 chương, trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, quan trọng, cần thiết đối với “nghề” lãnh đạo, quản lý.
Cuốn sách “A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” vừa được tái bản.

Cuốn sách “A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” vừa được tái bản.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tái bản cuốn sách “A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và có phần lý thú về một “nghề” khá đặc biệt.

Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất phát từ quan niệm lãnh đạo, quản lý là một cương vị, một nhiệm vụ nên không ít người cho rằng cứ trở thành “sếp” là có thể dẫn dắt, vận hành tốt cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mà họ được giao vị trí đứng đầu.

Thực tế cho thấy, để làm tốt vai trò thủ lĩnh, ngoài tố chất thiên bẩm, những người “đứng mũi chịu sào” phải thực sự có “nghề”, nghĩa là họ phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng của người lãnh đạo, quản lý.

Với mong muốn được chia sẻ với bạn đọc những điều tâm đắc, những kinh nghiệm quý được đúc rút từ thực tiễn 50 năm “làm nghề”, năm 2017, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã viết cuốn sách: A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý.

Ông là người đã từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng như: Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao (1991-2000), Bộ trưởng Bộ Thương mại (2000-2002), Phó Thủ tướng Chính phủ (2002-2006); Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa IX, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX.

Dù ở cương vị nào, Ông đều có những đóng góp quan trọng và để lại dấu ấn riêng. Là một nhà hoạt động thực tiễn, Ông luôn trăn trở trước những vấn đề mới đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp xử lý.

Qua thực tế hoạt động, ông đã chiêm nghiệm, đúc rút ra nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, thiết thực về “nghề” lãnh đạo, quản lý được thể hiện trong cuốn sách.

Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 5 chương, trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, quan trọng, cần thiết đối với “nghề” lãnh đạo, quản lý như: lịch sử khoa học lãnh đạo, quản lý và một số khái niệm chung; quyền uy và tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo, quản lý; công tác tổ chức; phép dùng người; một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Cách tiếp cận tự nhiên nhưng chặt chẽ, văn phong giản dị mà sâu sắc của cuốn sách phản ánh phong cách và trí tuệ của nguyên Phó Thủ tướng. Ngay cả những vấn đề lý thuyết cũng được Ông trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu, chứa đựng hơi thở của cuộc sống.

“A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” nghĩa là những kiến thức cơ bản nhất của công tác lãnh đạo, quản lý. Đó là cách nói gần gũi với ngôn ngữ đời thường và thể hiện sự khiêm tốn của một tư duy uyên bác.

Cuốn sách là tài liệu quý đối với những người làm công tác lãnh đạo, quản lý và bạn đọc quan tâm về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.