Tác phẩm của Picasso bán đấu giá 110 triệu USD sau nhiều năm trưng bày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

11 tác phẩm của danh họa Pablo Picasso được bán đấu giá với tổng số tiền hơn 110 triệu USD, sau khi trưng bày nhiều năm tại một nhà hàng ở Las Vegas, Mỹ.

11 tác phẩm của Picasso đã được bán đấu giá, thu về hơn 110 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts
11 tác phẩm của Picasso đã được bán đấu giá, thu về hơn 110 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts


Là một phần trong bộ sưu tập của MGM Resorts, các tác phẩm được lấy cảm hứng từ cuộc đời và công việc của danh họa Picasso.

Trùng với sinh nhật lần thứ 140 của Picasso, MGM cho biết đây là cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật "lớn nhất và quan trọng nhất" từng diễn ra ở Las Vegas. Đây cũng là cuộc đấu giá buổi tối đầu tiên của nhà đấu giá Sotheby's diễn ra bên ngoài New York.

Theo CNN, điểm thu hút nổi bật của cuộc đấu giá hôm 23.10 là bức tranh "Femme au béret rouge-cam" (Người phụ nữ đội chiếc mũ màu cam đỏ), bức chân dung năm 1938 của người tình Picasso - nàng thơ Marie-Thérèse Walter.

 

 Bức chân dung “Femme au béret rouge-orange” của Pablo Picasso được bán với giá hơn 40 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts
Bức chân dung “Femme au béret rouge-orange” của Pablo Picasso được bán với giá hơn 40 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts


Mối tình của danh hoạ người Tây Ban Nha với Walter kéo dài từ cuối những năm 1920 đến những năm 1930, và Walter sinh con gái Maya vào năm 1935. Những bức chân dung của Picasso vẽ Walter nổi bật với màu sắc sống động và cảm giác gần gũi. Ban đầu, Sotheby's ước tính bức tranh có giá từ 20 đến 30 triệu USD, nhưng cuối cùng đã thu về hơn 40 triệu USD.

Picasso sinh năm 1881, mất năm 1973 và dành phần lớn cuộc đời trưởng thành ở Pháp. Ông được coi là một trong những họa sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, và cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Bức "Femme au béret rouge-orange" mang một số điểm tương đồng với những bức chân dung nổi tiếng sau này vẽ người tình Dora Maar.

Cuộc đấu giá cũng giới thiệu hai bức tranh tĩnh vật lấy cảm hứng từ trường phái lập thể từ đầu những năm 1940 trong Thế chiến 2 - với "Nature morte au panier de fruit et aux fleurs" (Tĩnh vật hoa và giỏ trái cây) được bán với giá 16,6 triệu USD, trong khi "Nature morte aux fleurs et au compotier" (Tĩnh vật hoa và trái cây) được bán với giá 8,3 triệu USD.


 

Tranh tĩnh vật “Nature morte au panier de fruits et aux fleurs“ được bán với giá 16,6 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts
Tranh tĩnh vật “Nature morte au panier de fruits et aux fleurs“ được bán với giá 16,6 triệu USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts


Trong khi đó, bức "Homme et enfant" (Người đàn ông và đứa trẻ) mà Sotheby's cho biết phản ánh phong cách ngẫu hứng sau này và vai trò của một người cha, được bán với giá chỉ hơn 24 triệu USD.

Tuy nhiên, chính những tác phẩm kém nổi tiếng lại vượt xa ước tính của nhà đấu giá, với bức tranh đất nung "Le Déjeuner sur l'herbe" (Ăn trưa trên bãi cỏ) vẽ năm 1962 - lấy cảm hứng từ bức tranh cùng tên năm 1863 của Edouard Manet - bán được gấp bốn lần mức định giá cao nhất.

Cuộc đấu giá cũng bao gồm một chiếc bình màu trắng với ba khuôn mặt được chạm khắc trên bề mặt. Tác phẩm năm 1954 của Picasso được định giá từ 60.000 đến 80.000 USD nhưng đã được bán với giá 315.000 USD.

 

Chiếc bình trắng “Aiguière - Visage” được bán với giá 315.000 USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts
Chiếc bình trắng “Aiguière - Visage” được bán với giá 315.000 USD. Ảnh: Sotheby's/MGM Resorts


Một số tác phẩm cũng tiết lộ những chi tiết sâu sắc về cuộc đời và công việc của Picasso - một tấm gạch men cho thấy cửa sổ của xưởng "La Californie" nhìn ra biển ở thành phố Cannes, miền nam nước Pháp.

Trong một thông cáo báo chí vào tháng 8, MGM cho biết số tiền thu được từ cuộc đấu giá sẽ được đầu tư trở lại thị trường nghệ thuật.

 

Theo Khánh Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.