Sớm di dời người dân sống dưới trụ điện gió

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sống, sản xuất trong khu vực hành lang trụ điện gió, nhiều người dân tỉnh Gia Lai nơm nớp nỗi lo sự cố điện, tiếng ồn. Họ mong muốn được đền bù, di dời đến nơi ở mới an toàn. Trong khi đó, việc xảy ra hàng loạt vụ cháy tuabin trụ điện gió ở tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua cũng đang khiến nhiều người lo lắng.

Đảo lộn cuộc sống

Tỉnh Gia Lai có 16 dự án điện gió (công suất 1.192MW) đang hoạt động. Ngoài góp phần cung cấp điện năng, các dự án điện gió cũng gây ảnh hưởng, đảo lộn cuộc sống người dân.

Căn nhà và 1,7ha cà phê của gia đình ông Vũ Văn Phương (làng Sát Tâu, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) nằm cách trụ điện gió của dự án điện gió Ia Pếch và Ia Pếch 2 (do Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Điện Xanh Gia Lai làm chủ đầu tư) khoảng 110m. Từ lúc trụ điện gió phát điện, tiếng động cơ cánh quạt kêu vù vù, làm đảo lộn cuộc sống gia đình. “Chúng tôi không thể ngủ yên vì tiếng cánh quạt quay quá lớn, cứ lo quạt rơi trúng nhà. Gia đình đã kiến nghị sớm đền bù để gia đình di dời đến nơi an toàn”, ông Phương nói.

Ông Ngô Khôn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ia Pếch, cho biết, tại xã, có ít nhất 63 hộ dân nằm trong hành lang an toàn trụ điện gió. Sống, sản xuất trong vùng hành lang an toàn trụ điện gió, người dân lo lắng, thấp thỏm, đồng thời mong muốn được hỗ trợ, đền bù và di dời. Kiến nghị nói trên của người dân là chính đáng. Trong các cuộc họp, xã đề nghị UBND huyện, chủ đầu tư có phương án hỗ trợ cho người dân.

Sự cố cháy tuabin trụ điện gió của Nhà máy Phong điện 1 (tỉnh Bình Thuận) khiến nhiều người lo lắng

Sự cố cháy tuabin trụ điện gió của Nhà máy Phong điện 1 (tỉnh Bình Thuận) khiến nhiều người lo lắng

Theo tìm hiểu, có khoảng 285 hộ dân các huyện Ia Grai, Chư Pưh, Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sinh hoạt và có đất sản xuất nằm trong khu vực hành lang an toàn trụ điện gió của các dự án. Người dân kiến nghị được bồi thường, hỗ trợ về tài sản, đất đai trên đất. Ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai, thông tin, để có cơ sở giải quyết, tỉnh đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của cột tháp gió. Đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn nên chưa thể giải quyết đền bù.

Báo động sự cố cháy nổ tuabin điện gió

Tại tỉnh Bình Thuận, nơi hiện có 9 nhà máy điện gió với tổng công suất 299,6MW, liên tiếp trong thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy tuabin điện gió, gây thiệt hại lớn về tài sản và khiến người dân lo lắng. Đầu năm 2020, một tuabin trên trụ điện gió cao hàng chục mét của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đang quay bỗng bốc khói đen nghi ngút. Sau đó, tuabin bốc cháy và phát nổ khiến những cánh quạt rơi xuống đất. Vụ việc đã gây thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng. Mới đây nhất, ngày 26-7, cũng tại huyện Tuy Phong, trên cánh đồng điện gió của Nhà máy phong điện 1 lại xảy ra vụ cháy tuabin điện gió khiến nhiều người dân và người đi đường hoảng hốt.

Ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, cho biết, tất cả các dự án điện gió trên địa bàn đều được tính toán xây dựng xa khu dân cư nên khi xảy ra sự cố cháy nổ đều không gây nguy hiểm cho người dân. Tuy nhiên, một số hộ dân sống gần các dự án điện gió từng xảy ra sự cố cho rằng, khi các vụ cháy nổ xảy ra, họ đều cảm thấy lo lắng do tiếng nổ, khói và bụi phát tán.

Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, nhận định, tỷ lệ sự cố cháy các trụ điện gió ở tỉnh Bình Thuận đang ở mức cao hơn rất nhiều so với trung bình của thế giới. Đây là điều rất đáng báo động. “Phải khẳng định một điều, các tuabin điện gió đều đặt cao trên 80m nên khi các vụ cháy xảy ra thì không có cách nào để chữa cháy. Do vậy, để giảm thiểu các sự cố xảy ra, các chủ đầu tư dự án điện gió cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng cháy”, ông Bùi Văn Thịnh thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.