Số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu vượt 40 triệu, có xu hướng tăng nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến hôm nay 19.10, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng lên vượt ngưỡng 40 triệu ca, với hơn 1,1 triệu ca tử vong, trong lúc đại dịch bùng phát mạnh trở lại ở nhiều nước châu Âu.

Nhiều nước châu Âu mới đây ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao kỷ lục. Reuters
Nhiều nước châu Âu mới đây ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao kỷ lục. Reuters


Số ca nhiễm Covid-19 nói trên được Reuters tổng hợp dựa trên báo cáo chính thức của từng quốc gia. Giới chuyên gia tin rằng số ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều vì có một số nước thiếu thiết bị xét nghiệm và báo cáo con số không chính xác, theo Reuters.


Dữ liệu do Reuters tổng hợp cho thấy tốc độ lây lan của Covid-19 tiếp tục tăng. Theo đó, chỉ trong 32 ngày, số ca nhiễm tăng từ 30 triệu lên 40 triệu ca, so với trong 38 ngày tăng từ 20 triệu lên 30 triệu, trong 44 ngày tăng từ 10 triệu lên 20 triệu và trong 3 tháng tăng lên 10 triệu ca kể từ những ca đầu tiên được báo cáo ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 1.


Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu trong một ngày cao kỷ lục, 400.000 ca, mới được ghi nhận vào ngày 17.10. Trong tuần trước, trung bình mỗi ngày trên toàn cầu có thêm 347.000 ca nhiễm mới, so với con số 292.000 ca/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 10.


Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19. Bình quân 10.000 người ở Mỹ thì có 247 người bị nhiễm. Tỷ lệ này ở Ấn Độ và Brazil lần lượt là 55 và 248/10.000.


Trong khi đó, số ca nhiễm Covid-19 mới đang tăng mạnh ở châu Âu, với mức trên 150.000 ca/ngày. Nhiều nước châu Âu như Ý, Hà Lan, Đức, Áo, Ba Lan, Ukraine, CH Síp, CH Séc mới đây đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19/ngày cao kỷ lục. Châu  Âu hiện đang chiếm hơn 17% tổng số ca nhiễm toàn cầu và gần 22% tổng số ca tử vong.

.

Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu trong 24 giờ tăng kỷ lục

Theo VĂN KHOA (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?