Siết chặt chi tiêu để giảm nợ công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính đến cuối năm 2015, nợ công của nước ta khoảng 2 triệu tỷ đồng, tương đương 61% GDP. Tại thời điểm này, tuy vẫn dưới mức trần cho phép là 65% GDP, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên GDP tăng nhanh nhất, dù thành tích tăng trưởng kinh tế được cho là ấn tượng. Vì vậy, cần thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm áp lực nợ công, đảm bảo bền vững tài khoá và ổn định kinh tế vĩ mô. 
 

Ảnh internet
Ảnh internet

Báo cáo đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho thấy, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam tăng mạnh do chính sách tài khoá nới lỏng trong những năm qua. Chỉ trong 5 năm (2010-2015), nợ công trên GDP tăng từ 51,7% lên 61%, trong đó nợ Chính phủ chiếm 49,2%, nợ Chính phủ bảo lãnh gần 11%. Bản tin nợ công mới đây do Bộ Tài chính công bố cho thấy những con số rất đáng lo ngại. Năm 2015, nợ do Chính phủ bảo lãnh gần 21 tỷ USD, tương đương 455.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với mức 13 tỷ USD của năm 2011. Nợ được Chính phủ bảo lãnh phần lớn là vay nước ngoài (11,3 tỷ USD), còn lại là vay trong nước. Đây là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong tương lai.

Trên thực tế, việc Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho nhiều doanh nghiệp vay nợ đã dẫn đến rủi ro, nhất là khi doanh nghiệp thua lỗ. Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ (Học viện Tài chính) cho rằng, cần siết chặt bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước để kéo giảm nợ công. Theo ông, kinh doanh lỗ lãi là chuyện của doanh nghiệp. Vì vậy,  “Chính phủ chỉ nên tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, mà không nên bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn kinh doanh. Vì những dự án kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều rủi ro. Chẳng hạn như dự án thép, lúc bắt đầu làm, thị trường sôi động thì thuận lợi nhưng thực hiện thì thị trường thay đổi. Hoặc như dự án dầu khí, khi giá dầu 130 USD/thùng thì có lãi, giờ xuống khoảng 40 USD/thùng thì lại lỗ.”

Theo các chuyên gia của WB, áp lực nợ công của Việt Nam hiện nay còn do bội chi ngân sách ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011-2015 là khoảng 5,6% GDP. Đáng chú ý là chi thường xuyên tại Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chiếm 70% trong thời kỳ 2011-2015, cao hơn con số 63% của 5 năm trước đó.  Trong khi đó, chi cho đầu tư còn bất cập, vốn dành cho các dự án do địa phương phê duyệt chiếm khoảng 70% tổng chi đầu tư công, thuộc dạng cao nhất trong các quốc gia đang phát triển với mức trung bình khoảng gần 40%; đầu tư công còn dàn trải, chồng chéo, trùng lặp. Ngoài Trung ương, nhiều địa phương đầu tư cảng biển, sân bay. Nếu phê duyệt hết các dự án này thì Việt Nam sẽ là nước có nhiều cảng nước sâu và sân bay nhất so với các quốc gia cùng trình độ thu nhập.

Ông Sebastian Eckardt-Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho rằng, để giảm áp lực nợ công, Việt Nam cần đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư công, làm sao cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. “Các kế hoạch củng cố ngân sách theo các cam kết hiện nay của Chính phủ phải được triển khai một cách nhất quán để đảm bảo quỹ đạo nợ công quay lại lộ trình bền vững, đặc biệt trong bối cảnh những ưu đãi của nợ nước ngoài đang có xu hướng giảm xuống. Việt Nam cần duy trì và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản thông qua việc từng bước tăng chi khai thác và duy tu bảo dưỡng qua kế hoạch tài chính-ngân sách và kế hoạch đầu tư trung hạn”-ông Sebastian Eckardt nói.

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 07-NQ/TW về tái cơ cấu ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, với mục tiêu kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016-2020 là 4%, sau năm 2020 giảm về mức 3,5%. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổng kết việc thực hiện đánh giá chi tiêu và khẩn trương có biện pháp điều chỉnh, trình Luật Đầu tư công để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, đẩy nhanh thực hiện cơ chế đầu tư mới để phát huy hiệu quả đồng vốn bỏ ra. Ông Nguyễn Minh Tân-Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết “Bộ đang có các giải pháp cơ cấu lại nợ, đưa các khoản nợ ngắn hạn lãi suất cao thành dài hạn với lãi suất ưu đãi, thắt chặt chi tiêu ngân sách. Hy vọng chu kỳ 5 năm tới sẽ giảm được nợ công theo yêu cầu của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07”.

Hiện nay, ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, dư địa tăng ngân sách đang ngày càng trở nên mỏng manh, tỷ lệ nợ công trên GDP có thể biến động nguy hiểm, ngay cả khi nền kinh tế gặp những cú sốc nhẹ. Do đó, cần thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa, kiên quyết thực hiện lộ trình giảm bội chi ngân sách, quản lý hiệu quả đầu tư công để góp phần giảm gánh nặng nợ công quốc gia, đảm bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).