Sẽ không giới hạn số lượng cuộc thi hoa hậu, người đẹp trong năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính phủ vừa trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trong đó bỏ quy định giới hạn số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu trong năm.

 
 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện - Ảnh Ngọc Thắng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện - Ảnh Ngọc Thắng



Trình bày tờ trình về nội dung này tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14.7, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, trong quá trình xây dựng Nghị định vẫn còn ý kiến khác nhau về biện pháp quản lý các cuộc thi người đẹp, người mẫu.

Theo đó, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu theo địa bàn, thay vì giới hạn số lượng các cuộc thi trong 1 năm như quy định hiện nay.
“Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch nhất trí với Bộ Tư pháp và lựa chọn phương án này nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, bảo đảm nội dung quản lý nhà nước vừa hạn chế những tiêu cực, bất cập như hiện nay”, ông Thiện cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho rằng, việc giới hạn số lượng các cuộc thi chưa phù hợp với mục tiêu quản lý, dễ tạo cơ chế xin cho hoặc tổ chức “chui” như hiện nay.

“Các doanh nghiệp luôn tìm cách xin Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cấp phép nhằm tạo thuận lợi trong việc kêu gọi tài trợ, bảo hộ độc quyền và trục lợi từ danh hiệu của cuộc thi người đẹp, người mẫu”, ông Thiện nói.

Ông Thiện cũng thông tin, kết quả lấy ý kiến thành viên Chính phủ cho thấy, 20/23 thành viên có ý kiến đồng ý phân cấp cho địa phương và bỏ quy định giới hạn số lượng cuộc thi trong một năm.

Nên có kiểm soát, không nên phân cấp quản lý thi sắc đẹp?

Thẩm tra nội dung này, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, do Chủ nhiệm Phan Thanh Bình trình bày tại phiên họp, cho hay Ủy ban chỉ lưu ý ban soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về điều kiện, năng lực tổ chức, quản lý; bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về tiêu chuẩn đạo đức của người tham dự, nhằm bảo đảm các cuộc thi đạt được tiêu chí, mục đích hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

Tuy nhiên, nêu ý kiến tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, vừa qua, các cuộc thi hoa hậu, người đẹp còn nhiều tiêu cực, lùm xùm, tốn không ít giấy mực trên báo chí.

“Không cẩn thận, thi người đẹp, người mẫu lại trở thành ngành kinh doanh béo bở, vì mục tiêu lợi nhuận, không chính đáng, làm méo mó đi hoạt động thi người đẹp”, ông Hiển lo ngại.

Từ đó, Phó chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, việc Chính phủ đề xuất phân cấp cho địa phương quản lý các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu thì sẽ quản lý như thế nào? “Quan điểm của tôi là đề nghị nên có kiểm soát, không nên phân cấp”, ông Hiển nhấn mạnh.

 


Theo quy định hiện hành (điều 18, Nghị định 79 năm 2012 của Chính phủ), số lượng cuộc thi người đẹp hàng năm được quy định như sau:

- Đối với cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc, mỗi năm tổ chức không quá 2 lần;

- Đối với cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 3 lần;

- Đối với cuộc thi người đẹp cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức không quá 1 lần;

- Đối với cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao;


- Du lịch sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của từng năm để xem xét, quyết định.


Theo Lê Hiệp (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...