Sau Mỹ, Argentina tuyên bố rút khỏi WHO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người phát ngôn Phủ Tổng thống Argentina Manuel Adorni tuyên bố, nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời khẳng định Argentina “đang hướng tới một quốc gia có chủ quyền trong các vấn đề y tế”. Như vậy, Argentina là đất nước thứ 2 sau Mỹ rút khỏi WHO.

tong-thong-argentina-javier-milei-tai-mot-cuoc-hop-vao-thang-1-2025-anh-getty-images.jpg
Tổng thống Argentina Javier Milei. Ảnh: Getty Images

Theo đó, việc Argentina rút khỏi WHO sẽ có hiệu lực khi Tổng thống Javier Milei ký sắc lệnh thông qua. Quyết định này ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ phe đối lập và các tổ chức y tế, vì lo ngại việc rút khỏi WHO sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tài trợ của quốc gia này.

Ông Manuel Adorni cho biết: “Tổng thống Javier Milei đã chỉ thị Ngoại trưởng Gerardo Werthein phụ trách việc Argentina rút khỏi WHO”. Ngoài ra, ông nhấn mạnh, người dân Argentina “không cho phép tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền, đặc biệt là về y tế”. Theo ông Adorni, quyết định này dựa trên những khác biệt sâu sắc về quản lý y tế, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 khiến nước này trải qua đợt phong tỏa lâu nhất lịch sử, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Đồng thời, ông Adorni cũng nhận định WHO thiếu sự độc lập trước ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia.

Ông Adorni khẳng định, việc rút lui sẽ tạo ra “sự linh hoạt hơn trong thực hiện chính sách”, điều này phù hợp với lợi ích của Argentina và giúp nước này “tăng cường nguồn lực sẵn có”.

Hiện WHO chưa đưa ra bình luận gì về quyết định của Argentina.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null