Sau giữ chân, cần giữ lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh đối lập giữa dòng người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cố gắng trở về quê nhà khi mở cửa trở lại và các doanh nghiệp đứng trước tình trạng thiếu lao động trầm trọng đang đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.

Ngoài những người chẳng may mắc kẹt do dịch bệnh phải giãn cách xã hội không thể về nhà, bao nhiêu trong số những người đang tìm mọi cách rời khỏi tỉnh, thành đã từng gắn bó, đã từng coi đây là chốn mưu sinh? Tại sao khi mở cửa kinh tế trở lại, họ lại không muốn tiếp tục công việc của mình? Phải chăng họ không cần công việc nữa? Câu trả lời chắc chắn là không. Có thể chính họ cũng chưa biết về quê rồi sẽ làm gì. Nhưng trải qua những tháng ngày đối mặt với rủi ro dịch bệnh, với những khó khăn chưa từng thấy, phải ở yên trong các khu trọ chật chội, tồi tàn..., họ đã căng thẳng và sợ hãi. Thế nên tâm lý thà về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... là hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng, tình trạng này lại đang gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển và an toàn với dịch bệnh; làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi và xuất hiện tình trạng thất nghiệp ở địa bàn đến. Đó là lý do mới đây Tổng liên đoàn Lao động VN có công văn gửi các công đoàn địa phương, công đoàn ngành về các giải pháp giữ chân lao động.

Thực ra không chỉ ở đầu đi, mà ngay cả đầu đến - là các địa phương đón người dân trở về, áp lực cũng không hề nhỏ. Đơn cử như các tỉnh miền Tây đang phải căng mình ứng phó với dịch bệnh trong điều kiện thiếu thốn vắc xin thì chỉ tính từ 1.10 đến nay đã có khoảng 300.000 người về từ các vùng dịch. Các vấn đề an toàn phòng chống dịch, an sinh xã hội, công ăn việc làm... sau đó không thể không tính tới. Vì vậy, để giải bài toán nơi thừa nơi thiếu lao động, cần có sự tham gia của cả đầu đi và đầu đến. Việc phối hợp, hỗ trợ để giữ chân, để người lao động an tâm ở lại... cần được thực hiện đồng bộ.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn sau “giữ chân” là chúng ta phải tính đến giải pháp “giữ lòng” người lao động. Chỉ khi giữ được lòng thì họ mới thực sự gắn bó, chia sẻ và đồng hành cả trong khó khăn, gian khổ. Thực tế ngay khi TP.HCM mở cửa kinh tế trở lại, chúng tôi đã có làm một khảo sát bỏ túi với một số doanh nghiệp về vấn đề nhân lực, kết quả khá tương đồng. Những đơn vị có chính sách chăm lo đời sống, chia sẻ, động viên kịp thời với nhân viên trong thời gian dịch bệnh đều không sợ thiếu công nhân và ngược lại. Tương tự ở góc độ chính quyền, có khá nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết như nhà ở cho công nhân, hay các chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư... Bởi chính họ - những người lao động nhập cư, đã đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và nhiều địa phương khác. Giai đoạn phục hồi kinh tế trước mắt, càng không thể thiếu họ.

Chỉ khi họ an tâm về cuộc sống thì “đất lạ” mới “hóa quê hương”.

 

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Chỉ thị 45/CT-TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người VN ở nước ngoài trong tình hình mới...