Nâng tầm năng lực công nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghệ cao trở thành điểm sáng khi Samsung, Canon, Foxconn, Apple... gia tăng đầu tư, mở rộng trung tâm sản xuất ở Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 31,4 tỉ USD - tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn thực hiện đạt 21,7 tỉ USD.

Dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghệ cao trở thành điểm sáng khi Samsung, Canon, Foxconn, Apple... gia tăng đầu tư, mở rộng trung tâm sản xuất ở Việt Nam. Gần đây nhất là sự kiện Chính phủ Việt Nam cùng NVIDIA ký thỏa thuận xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển AI đầu tiên tại Đông Nam Á cùng một trung tâm dữ liệu. Sự hiện diện của NVIDIA, bên cạnh nhiều "gã khổng lồ" công nghệ, được kỳ vọng giúp Việt Nam vươn tầm trong thu hút dòng vốn FDI.

Lĩnh vực đầu tư được các tập đoàn công nghệ nêu trên tập trung vào gồm công nghệ thông tin, sản xuất điện tử, linh kiện điện tử, chip bán dẫn, công nghệ chính xác, bảng mạch in công nghệ cao, cơ sở hạ tầng công nghệ. Các khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp (DN) FDI với mục tiêu phát triển bền vững, song hành giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm với cộng đồng.

Sự chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua từ lĩnh vực thâm dụng lao động sang công nghệ cao đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Bên cạnh tạo ra cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực chất lượng cao, dự án FDI công nghệ cao còn giúp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của DN trong nước, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ... Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và sản xuất.

Để dòng vốn công nghệ lan tỏa, giúp DN Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhà nước cần đầu tư vào giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khuyến khích DN FDI chuyển giao công nghệ tiên tiến thông qua các chương trình hợp tác, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật; đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ - bao gồm mạng lưới viễn thông, internet tốc độ cao và các khu công nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, cần có gói hỗ trợ tài chính, như vay vốn lãi suất ưu đãi, để hỗ trợ DN trong nước đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Song song đó là ưu đãi thuế cho DN đầu tư vào công nghệ cao và nghiên cứu - phát triển (R&D); có chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn; cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý, kế toán, dịch vụ hành chính khác... Các chính sách này cùng với môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch sẽ giúp Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã thành công trong thu hút "đại bàng" - không chỉ ở tổng số vốn mà còn ở sự cải thiện về chất lượng dòng vốn nhờ vào các chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi. Chúng ta tiếp tục đặt mục tiêu thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn và hydrogen... Đây sẽ là động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giúp nâng cao năng lực công nghệ của đất nước.

Theo Lam Giang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.