Sáng 3/1: Gần 1.000 bệnh nhân Covid-19 nặng đang thở máy, ECMO; Hà Nội là 1 trong 5 tỉnh, thành có F0 cao nhất cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở nước ta hiện có hơn 6.700 ca nặng, trong số này có gần 1.000 ca phải thở máy, ECMO; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm người nhiễm biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.763.040 ca mắc COVID-19, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai (98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631).
 
Nhân viên y tế đã và đang nỗ lực phòng chống dịch COVID-19
Nhân viên y tế đã và đang nỗ lực phòng chống dịch COVID-19
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca; Thở máy không xâm lấn: 148 ca; Thở máy xâm lấn: 815 ca; ECMO: 24 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 224 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.036.280 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 2/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 290.439.791 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.459.800 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 694.660 và 2.561 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 254.465.682 người, 30.514.309 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 89.617 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 137.583 ca; Mỹ đứng thứ hai với 108.634 ca; tiếp theo là Italy (61.046 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 811 người tử vong trong ngày.
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca COVID-19 tại Mỹ đến nay là 56.052.638 người, trong đó có 847.300 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.917.590 ca nhiễm, bao gồm 481.770 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.293.228 ca bệnh và 619.139 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 88,74 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 84,9 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 66,43 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,86 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 9,87 triệu ca và châu Đại Dương trên 627.000 ca nhiễm.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm người nhiễm biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2 
Sở Y tế TPHCM vừa gửi văn bản khẩn đến tất cả các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức về việc ứng phó với biến chủng Omicron.
Theo văn bản, hiện nay Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp nhập cảnh có kết quả xét nghiệm dương tính với biến chủng Omicron  của virus SARS-CoV-2. Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện nhiều nội dung, như: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm người nhiễm biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2 từ người nhập cảnh và các chùm ca bệnh lan nhanh bất thường, lây lan cho nhiều người, hoặc có diễn tiến nặng nhanh, hoặc tử vong nhanh tại cơ sở y tế.
Khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tại thành phố, cần tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Các đơn vị phải theo dõi, phân tích dữ liệu theo nhóm, chuỗi người nhiễm Omicron để đánh giá mức độ lây nhiễm, mức độ nặng, tử vong. Ứng phó linh hoạt tùy thuộc cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định về quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của UBND TP HCM.
Phải triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị tại nhà, trong tình hình số ca mắc có thể tăng cao do biến chủng Omicron tại thành phố. Tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, bảo đảm cung cấp ô-xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng với các cấp độ dịch.
Các bệnh viện phải sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới và thực hiện hiệu quả chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ.
Sở Y tế cũng để nghị các đơn vị khẩn trương tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ. 
Các bệnh viện công lập và ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân và cộng đồng nghiêm túc tuân thủ 5K, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người nhất là trong các dịp lễ Tết.
Đến nay, TP HCM đã ghi nhận 5 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đều là người nhập cảnh, đã cách ly ngay.
Phần lớn ca mắc COVID-19 tại các tỉnh miền Tây là dịch cộng đồng
Vĩnh Long ghi nhận số mắc nhiều nhất miền Tây trong ngày 2/1, khi có thêm 1.280 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 548 ca cộng đồng, 16 trường hợp tử vong.
Cà Mau ghi nhận 619 F0, trong đó có 583 ca cộng đồng; có 1.279 người điều trị khỏi, 3 trường hợp tử vong.
Bạc Liêu có thêm 464 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 293 ca  cộng đồng, 240 ca khỏi và 2 ca tử vong.
Trà Vinh phát hiện 452 ca COVID-19, trong đó 411 F0 cộng đồng, điều trị khỏi 143 ca bệnh, 2 trường hợp tử vong.
Hậu Giang phát hiện 305 ca COVID-19, trong đó 283 ca cộng đồng, điều trị khỏi bệnh 624 ca, tử vong 4 ca.
TP Cần Thơ có thêm 293 ca mắc COVID-19;  trong ngày có 298 người điều trị khỏi, 15 ca tử vong.
An Giang ghi nhận 167 trường hợp mắc COVID-19, điều trị khỏi 243 trường hợp và 19 trường hợp tử vong.
Bến Tre có thêm 160 ca COVID-19, nhưng có đến 154 ca cộng đồng; trong ngày thêm 10 ca tử vong.
Đồng Tháp phát hiện 140 người mắc COVID-19, trong đó 83 ca cộng đồng, 342 người khỏi bệnh, 15 ca tử vong.
Tiền Giang có 115 ca mắc COVID-19, thêm 11 ca tử vong.
Sóc Trăng ghi nhận 93 ca mắc COVID-19 mới, điều trị khỏi 323 ca, 8 trường hợp tử vong.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?