Sáng 29/11: Có 767 ca Covid-19 nặng phải thở máy, ECMO; F0 tăng, nhiều tỉnh miền Tây 'đổi màu' cấp độ dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi gần 958.700 bệnh nhân COVID-19, trong số các ca đang điều trị hiện có 767 ca phải thở máy và ECMO, con số này tăng so với mấy ngày trước đó; Thêm 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pháp tài trợ về đến Việt Nam; F0 tăng, nhiều tỉnh miền Tây "đổi màu" cấp độ dịch
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.210.340 ca mắc COVID-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.282 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.205.128 ca, trong đó có 955.819 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (467.407), Bình Dương (280.908), Đồng Nai (86.184), Long An (38.039), Tiền Giang (27.182).

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng
Tổng số ca được điều trị khỏi: 958.636 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.096 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.483 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.846 ca; Thở máy không xâm lấn: 174 ca; Thở máy xâm lấn: 584 ca; ECMO 9 ca                  
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 160 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
 Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.843.009 mẫu cho 67.855.824 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 118.768.386 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.747.303 liều, tiêm mũi 2 là 49.021.083 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 261.856.363 ca, trong đó có 5.218.368 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 491.378 trường hợp mắc COVID-19 và 6.028 ca tử vong
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao.
Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca). Ngày 28/11, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 87 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Do lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron - được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây, nhiều nước trên thế giới đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ các nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi.
Việt Nam tiếp nhận thêm khoảng 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer do Cộng hòa Pháp hỗ trợ
Trong các ngày 27-28/11, Việt Nam đã tiếp nhận thêm khoảng 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID- 19 Pfizer do Cộng hòa Pháp hỗ trợ, trong đó có 400.000 liều qua kênh song phương và gần 1 triệu liều qua cơ chế COVAX, nâng tổng số liều vaccine Pháp hỗ trợ cho Việt Nam đến nay lên hơn 2 triệu liều. 
Đây là kết quả của những nỗ lực "Ngoại giao vaccine" và đặc biệt là thành quả chuyến thăm chính thức Pháp đầu tháng 11 vừa qua của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ Ngoại giao, sự hỗ trợ và giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Pháp dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là minh chứng sống động cho mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước và khẳng định tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong phòng chống dịch bệnh.
Việt Nam mong muốn Pháp tiếp tục hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine và thuốc điều trị, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống COVID-19; phối hợp cùng đưa ra các biện pháp, hướng hợp tác sáng tạo, giúp sớm thích nghi với bối cảnh hậu COVID-19, dần đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại hoạt động bình thường.
Ca COVID-19 cộng đồng chưa giảm, nhiều tỉnh miền Tây "đổi màu" cấp độ dịch
Trong ngày 28/ 11, Vĩnh Long có thêm 545 ca mắc COVID-19, trong đó 363 trường hợp cộng đồng, 127 trường hợp là F1 thành F0 và 55 ca sàng lọc tại cơ sở y tế. Đến nay Vĩnh Long 10.309 ca nhiễm, điều trị khỏi 6.252 ca, tử vong 83 ca.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng ngày UBND tỉnh Vĩnh Long đã có quyết định nâng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh từ cấp 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3 (nguy cơ cao), thời gian áp dụng từ 30-11.
UBND tỉnh giao giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương công bố cấp độ dịch cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Đối với các địa phương trong tỉnh, Vĩnh Long chia cấp độ gồm: TP Vĩnh Long, các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn cấp độ 3; huyện Bình Tân cấp độ 2 và TX Bình Minh cấp độ 4.
Tại Sóc Trăng ghi nhận thêm 751 ca mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm qua truy vết, sàng lọc trong đó có 425 ca cộng đồng. Do tình hình dịch phức tạp, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã có quyết định nâng cấp độ dịch lên cấp nguy cơ cao vùng 3 (màu cam). Thời gian áp dụng từ tối ngày 28/11.
Tại Cần Thơ, ngày 28/11 ghi nhận 1.072 ca mắc COVID-19, nâng số ca mắc COVID-19 tại Cần Thơ từ ngày 8/7/2021 đến nay là 24.290 ca; có 11.695 ca khỏi; 180 trường hợp tử vong
Sở Y tế Cần Thơ cũng đã đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19, tổng số mũi 1 (người trên 18 tuổi) đã đạt 96,8% và mũi 2 đạt 86,9%. Có gần 86% trẻ từ 12 - 17 tuổi đã được tiêm mũi 1.
Bạc Liêu có 512 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 175 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 12.898 tổng số ca đã điều trị khỏi 7.767; tổng số tử vong là 114 trường hợp.
Kiên Giang phát hiện 443 ca mắc COVID-19 trong đó 82 ca cộng đồng, 289 ca trong khu phong tỏa, 72 ca trong khu cách ly. Tổng số ca mắc cộng dồn 19.289, ca điều trị khỏi 15.827; Số ca tử vong 31.
Bến Tre có thêm 466 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có đến 421 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 7.076, ca điều trị khỏi 3.381; Số ca tử vong 64.
An Giang ghi nhận 375 ca mắc COVID-19, trong đó 286 ca cộng đồng, 51 ca trong khu cách ly tập trung, 36 ca trong khu phong tỏa và 2 ca về từ ngoại tỉnh. Trong ngày ghi nhận 10 ca tử vong, cộng dồn 368 ca.
Trà Vinh phát hiện 253 F0 mới, gồm 194 ca cộng đồng, 29 ca trong khu cách ly, 12 ca tại cơ sở y tế và 18 ca là người về từ ngoài tỉnh. Trong số ca mắc mới có 103 ca đã tiêm 2 liều vaccine và 47 ca đã tiêm một liều.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?