Sáng 22/8: Hơn 700 ca Covid-19 điều trị ICU và ECMO; 1.500 thầy, trò trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến nay, Việt Nam có 336.707 ca mắc COVID-19, trong đó 140.087 trường hợp đã khỏi bệnh. 711 ca nặng và rất nặng đang điều trị ICU và ECMO. 1.500 thầy và trò trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai vào TPHCM phục vụ công tác phòng chống dịch
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca mắc COVID-19, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
+ Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
 
Khu vực cách ly chống dịch COVID-19 tại một khu chung cư của TP Hà Nội
Khu vực cách ly chống dịch COVID-19 tại một khu chung cư của TP Hà Nội
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
- 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 140.087 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong ngày hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban điều trị chưa chuyển số liệu về
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.537 xét nghiệm cho 905.353 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.268.865 mẫu cho 27.043.618 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 20/8 có 190.681 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.
Bộ Y tế: Ưu tiên vaccine COVID-19 cho thai phụ, bà mẹ đang cho con bú
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các ca mắc COVID-19 gồm nhiều thai phụ, sản phụ. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho hai nhóm trên.
Vì thế, nhằm đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành; các bệnh viện cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh; y tế các Bộ, ngành… tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sản khoa và trẻ sơ sinh an toàn, liên tục...
Đồng thời, tuân thủ hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 do chủng virus SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, các đơn vị Báo cáo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của tỉnh/thành, Bộ/ngành xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn, đơn vị.
Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ đã có hướng dẫn tạm thời về việc tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc việc tiêm vaccine. Tuy nhiên, lưu ý vaccine Sputnik V chống chỉ định với thai phụ và người đang cho con bú.
Sau 12 tiếng huy động, 1.500 thầy, trò Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tình nguyện nam tiến
 
PGS.TS Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai động viên các thầy cô giáo và sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai trước lúc vào TPHCM chống dịch COVID-19 Ảnh: Trần Minh
PGS.TS Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai động viên các thầy cô giáo và sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai trước lúc vào TPHCM chống dịch COVID-19. Ảnh: Trần Minh
Chiều tối ngày 21/8, gần 200 thầy cô và sinh viên trường Cao đẳng y tế Bạch Mai đã xuất quân, lên đường chi viện cho TP HCM với nhiệm vụ hỗ trợ nhân lực chống dịch COVID-19 tại TP HCM tham gia tiêm chủng vaccine COVID-19, lấy mẫu xét nghiệm.
Các đợt tiếp theo sẽ tiếp tục lên đường trong những ngày tới với tổng số lên tới 1.500 thầy cô và sinh viên trường Cao đẳng y tế Bạch Mai.
Phát biểu giao nhiệm vụ cho sinh viên, thầy cô của nhà trường trước giờ xuất quân, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc BV Bạch Mai, hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 với biến thể Delta vô cùng cam go và khốc liệt. Để đối chọi với biến thể mới này, Bộ Y tế đã ra lời hiệu triệu điều động nhân lực y tế đến TP HCM tham gia lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và chỉ sau 12h, BV Bạch Mai đã huy động được 1.500 thầy cô và sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tình nguyện vào hỗ trợ TP HCM.
Trước khi lên đường, GS Tuấn dặn dò các em sinh viên: Thứ nhất về chuyên môn, tất cả kiến thức đã được học và trang bị thì các em phải tuyệt đối tuân thủ, đặc biệt là vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn; thứ 2 là kỹ năng lấy mẫu phải chuẩn, tránh sai sót. Các em phải tuyệt đối tuân thủ 5K. 
"Khi lấy mẫu cho người dân các em phải thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người dân, thể hiện thái độ lương y như từ mẫu và tận tụy với công việc của mình để làm sao truyền tải được tình cảm, nhiệt huyết, lòng yêu nghề với người dân và đặc biệt là tình cảm của người dân thủ đô, nhân viên Bạch Mai với người dân TP. HCM để người dân có thêm lòng tin chiến thắng dịch bệnh". GS. Tuấn dặn dò các em sinh viên.
Thay mặt Bộ Y tế, ông Nguyễn Hồng Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ bày tỏ niềm xúc động khi được tham gia Lễ xuất quân của thầy và trò trường Cao đẳng y tế Bạch Mai.
 
Chỉ sau 12h huy động đã có 1.500 thầy cô và sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tình nguyện lên đường vào TP HCM chống dịch COVID-19 Ảnh: Trần Minh
Chỉ sau 12h huy động đã có 1.500 thầy cô và sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tình nguyện lên đường vào TP HCM chống dịch COVID-19. Ảnh: Trần Minh
Vụ trưởng Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: Trong một thời gian rất ngắn, BV Bạch Mai đã huy động được đủ 1.500 em tham gia tình nguyện đợt này khiến tôi vô cùng cảm phục. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần của thầy và trò trường Cao đẳng y tế Bạch Mai. Chúc các em thật nhiều sức khỏe, chân cứng đá mềm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
TP Hà Nội: Cách ly y tế 21.000 người ở phường Văn Chương và Văn Miếu
Tối 21/8, đại diện UBND quận Đống Đa- TP Hà Nội cho biết đã ra quyết định cách ly y tế đối với 2 phường Văn Chương và Văn Miếu trong thời gian 14 ngày, kể từ 18h ngày 21/8.
Trước đó, qua sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong các khu vực cách ly y tế trên địa bàn, quận Đống Đa đã phát hiện nhiều ca F0 trên địa bàn 2 phường Văn Cương và Văn Miếu.
Để đảm bảo yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND quận Đống Đa đã bàn hành Quyết định số 2516/QĐ-UBND về việc thành lập vùng cách ly để phòng chống dịch trên địa bàn toàn bộ 2 phường Văn Chương và Văn Miếu với tổng số trên 21.000 người. Trong đó, phường Văn Chương có khoảng 12.000 người, phường Văn Miếu khoảng 9000 người.
Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội, cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 2.554 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.305 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 1.249 ca.
Tính đến sáng nay, thế giới ghi nhận tổng cộng 211.778.526 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.432.207 ca tử vong. Hơn 189.519.921 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 17.826.398 người đang điều trị.
Trong 24h qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 88.455 ca mắc mới COVID-19 và 2.259 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 9.244.638 trường hợp và 203.481 ca tử vong. Toàn khối có 7.866.556 bệnh nhân đã bình phục.
Theo Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?