Sáng 17-2: Có 389 ca Covid-19 nặng phải thở máy, ECMO; Sẽ điều chỉnh thời gian cách ly theo dõi sức khoẻ tại nhà với học sinh là F1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết trong số các ca COVID-19 đang điều trị có gần 2.900 bệnh nhân nặng; trong số này hiện 389 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO; Hàng loạt tỉnh, thành ở miền Bắc có trên 1.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua; Sẽ điều chỉnh thời gian cách ly theo dõi sức khoẻ tại nhà với học sinh là F1...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.606.824 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 26.396 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.599.624 ca, trong đó có 2.246.338 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (517.097), Bình Dương (293.277), Hà Nội (179.931), Đồng Nai (100.228), Tây Ninh (88.867).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 28.869 ca/ngày.

Bộ Y tế cho biết trong số các ca COVID-19 đang điều trị có gần 2.900 bệnh nhân nặng; trong số này hiện 389 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO. Ảnh minh hoạ
Bộ Y tế cho biết trong số các ca COVID-19 đang điều trị có gần 2.900 bệnh nhân nặng; trong số này hiện 389 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO. Ảnh minh hoạ
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.249.155 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.826 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.122 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 315 ca; Thở máy không xâm lấn: 79 ca; Thở máy xâm lấn: 292 ca; ECMO: 18 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.188 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN)
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.860.989 mẫu tương đương 78.053.232 lượt người, tăng 52.951 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 186.892.927 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.238.754 liều, tiêm mũi 2 là 74.805.128 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.849.045 liều.
Sẽ điều chỉnh thời gian cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà với học sinh là F1
TS Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), chia sẻ thời gian qua, nhiều địa phương đóng cửa trường học ngay khi phát hiện một vài ca F0. Đây là cách làm cực đoan, ảnh hưởng việc học tập của các em. Các trường cần phối hợp y tế, khoanh vùng nhỏ để xử lý.
Bên cạnh các hướng dẫn khi ghi nhận ca mắc COVID-19 tại trường học, ông Nam cho biết về việc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, cơ quan này đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ GD&ĐT. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ họp để điều chỉnh hướng dẫn xử trí mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Hàng loạt tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc có trên 1.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Theo thống kê của Bộ Y tế trong ngày 16/2, 10/11 địa phương có số ca COVID-19 trên 1.000 trường hợp đều thuộc miền Bắc (trừ Nghệ An).
Hà Nội ghi nhận thêm 3.888 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua. Đến nay, Thủ đô đã ghi nhận tổng cộng 183.105 ca mắc COVID-19 tính từ ngày 29/4/2021.
Trong thời gian qua, Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về số người mắc COVID-19 và là 1 trong nhóm 5 địa phương có số ca mắc tích lũy cao nhất trong đợt dịch lần này, bên cạnh TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.
Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi của người trên 12 tuổi đã đạt trên 99,5%, tỉ lệ đã tiêm mũi nhắc lại (mũi 3) đạt gần 55%.
Qua theo dõi tình hình điều trị trên địa bàn Thành phố cho thấy, người bệnh COVID-19 phần lớn là các trường hợp nhẹ và không triệu chứng, các trường hợp tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vaccine.
Thái Nguyên xếp ngay sau Hà Nội với 2.497 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc trong ngày của địa phương này vượt mức 2.000 người.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, các xã, phường, thị trấn thuộc Thái Nguyên vừa qua đã thành lập các Tổ công tác hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại cộng đồng để kịp thời hỗ trợ, tư vấn, điều trị người mắc.
Hải Dương đứng thứ 3 cả nước với 1.598 ca mắc mới COVID-19. Thời gian qua, địa phương này cũng thường xuyên nằm trong nhóm dẫn đầu về số người mắc COVID-19 cùng nhiều ngày ghi nhận hơn 1.500 trường hợp dương tính.
297 bác sĩ trẻ được bổ sung cho trạm y tế xã, phường, thị trấn tại TP HCM
Trong ngày 16/2, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức lễ đón 297 bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược TP HCM về tăng cường y tế cơ sở năm 2022 cho các trạm y tế phường, xã, thị trấn. Đây là hoạt động đầu tiên trong đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở tại TP HCM.
Các bác sĩ mới tốt nghiệp được giới thiệu chương trình thí điểm thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết thêm, vì đây là một chương trình hoàn toàn mới nên Sở sẽ chủ động kết nối lắng nghe những ý kiến. đề xuất của các bác sĩ trẻ trong thời gian thực hành tại các trạm y tế.
Sở sẽ định kỳ đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm để đạt được kết quả cao nhất có thể và làm tiền đề tốt để duy trì hoạt động này hàng năm.
Lãnh đạo ngành y tế TP HCM cho biết khi tham gia chương trình này, các bác sĩ còn được thành phố hỗ trợ 100% kinh phí thực hành và được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt, dự kiến 60 triệu đồng cho 12 tháng thực hành tại y tế cơ sở. Việc hỗ trợ kinh phí này sẽ được Hội đồng nhân dân thành phố xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 417.847.892 ca, trong đó có 5.866.671 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 340 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 71 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 16/2, thế giới có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 180.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.
Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay,với 90.443 ca, tăng gấp hơn 1,5 lần so với 57.164 ca của ngày trước đó, đưa tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch lên 1.552.851.
Theo thống kê của trang worldometers.info, trong 24h qua các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 123.049 ca mắc mới COVID-19 và 345 ca tử vong.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?