Sáng 12/1: Gần 900 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy và ECMO; đã có 34 ca nhiễm biến chủng Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Y tế cho biết, đến nay gần 1,6 triệu bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi, trong số các F0 đang điều trị có gần 900 F0 thở máy và ECMO; Đà Nẵng ghi nhận 3 ca nhiễm Omicron nâng tổng số ca nhiễm ở nước ta lên 34...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.930.428 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.564 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.924.372 ca, trong đó có 1.594.139 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (508.805), Bình Dương (291.526), Đồng Nai (98.872), Tây Ninh (83.146), Hà Nội (73.490).

 

Gần 900 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy và ECMO
Gần 900 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy và ECMO.


Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.596.956 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.317 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.541 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 909 ca; Thở máy không xâm lấn: 125 ca; Thở máy xâm lấn: 722 ca; ECMO: 20 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 220 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.787 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.135.667 mẫu tương đương 75.857.329 lượt người, tăng 78.837 mẫu so với ngày trước đó.
Về tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 162.375.421 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.389.408 liều, tiêm mũi 2 là 71.386.323 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 12.599.690 liều.

Đà Nẵng ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron

 


Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 12/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 313.631.273 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.520.184 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.520.135 và 7.370 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 261.54.230 người, 41.394.077 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 93.884 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 368.149 ca; Mỹ đứng thứ hai với 336.620 ca; tiếp theo là Italy (220.532 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.291 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (783 ca) và Đức (387 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 62.997.892 người, trong đó có 862.931 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 36.060.902 ca nhiễm, bao gồm 484.359 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.629.460 ca bệnh và 620.238 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 98,55 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 87,67 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 74 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 41,54 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,26 triệu ca và châu Đại Dương trên 1,3 triệu ca nhiễm.

Chiều 11/1, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Đà Nẵng Tôn Thất Thạnh thông tin, Đà Nẵng ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron; các trường hợp này đã có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ra viện ngày 10/1, đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Theo đó, trên hai chuyến bay nhập cảnh vào Đà Nẵng từ Malaysia trong ngày 23-24/12 (mỗi chuyến bay chở trên 180 người), đã có 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Do nghi ngờ có thể mắc biến chủng Omicron, lãnh đạo thành phố đã quyết định chuyển 4 người này từ Bệnh viện Dã chiến số 1 (Ký túc xá phía Tây, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) lên Bệnh viện Hòa Vang để điều trị riêng biệt; tổ chức theo dõi, xét nghiệm những người phục vụ tại sân bay trong thời điểm có những người từ Malaysia nhập cảnh.

TP Đà Nẵng cũng gửi 4 mẫu xét nghiệm của các trường hợp này đến Viện Pasteur Nha Trang để giải trình tự gene.

Ngày 10/1, Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả khẳng định 3/4 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 nói trên nhiễm biến chủng Omicron.

Như vậy đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 34 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại 7 tỉnh, thành phố gồm: TP Hà Nội (1), Đà Nẵng (3), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Bộ Y tế cho biết tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
TP Hải Dương: điều chỉnh quy định test nhanh kháng nguyên xét nghiệm COVID-19 tại nhà hàng, quán ăn - uống, chợ đầu mối

Chiều 11/1, Chủ tịch UBND TP Hải Dương ký văn bản chỉ đạo điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có nội dung về việc test nhanh kháng nguyên xét nghiệm COVID-19 tại nhà hàng, quán ăn - uống, chợ đầu mối.

Theo đó, UBND TP Hải Dương yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động khi bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch, không quá 50% công suất. Các cơ sở cũng được yêu cầu không phục vụ quá 20 người trong cùng một phòng ở cùng một thời điểm và phải đóng cửa trước 21h hàng ngày, thực hiện nghiêm việc khai báo hoặc quét mã QR.

Thành phố cũng yêu cầu chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú, kinh doanh tiệc cưới, nhà hàng, quán ăn, uống lớn có công suất phục vụ từ 50 người trở lên phải tổ chức test nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR của khách trong thời hạn 72h, kết quả âm tính mới được tham dự.

Đối với quán ăn sáng, cà phê, quán ăn, uống nhỏ lẻ khác, TP Hải Dương yêu cầu phải có vách ngăn giữa khách hàng trên bàn, thực hiện nghiêm khai báo y tế, quét mã QR.

Trước đó, từ ngày 4/1, TP Hải Dương yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống trên địa bàn được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, không phục vụ quá 50%, tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra xét nghiệm PCR thời hạn 72h, với kết quả âm tính mới được tham dự.

Ngoài TP Hải Dương, huyện Thanh Miện cũng ra quy định như trên.

https://suckhoedoisong.vn/sang-12-1-gan-900-benh-nhan-covid-19-dang-tho-may-va-ecmo-da-co-34-ca-nhiem-bien-chung-omicron-169220112075138111.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.